Mù mắt, cháy toàn thân do dùng điện thoại đang sạc pin

Thông tin từ Khoa Mắt - Bệnh viện Bạch Mai cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân 23 tuổi bị mất thị lực, cháy sém toàn thân và tổn thương nhiều cơ quan vì bị tai nạn do dùng điện thoại khi đang sạc.

 

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bất tỉnh, toàn thân cháy sém và nhiều tổn thương.

Bệnh nhân là một nam thanh niên tên T. dân tộc sán dìu, hiện đang làm công nhân xây dựng tại Hà Nội. Qua lời kể của người thân, các bác sĩ được biết: Buổi tối hôm đó, khi mọi người đang xem Tivi ngoài phòng khách thì bỗng nghe thấy tiếng nổ lớn phát từ phòng riêng của bệnh nhân, cả nhà lao vào thì thấy T. đã bất tỉnh và toàn thân bị cháy. Khi bệnh nhân được sơ cứu hồi tỉnh, có chia sẻ lại là do sử dụng điện thoại khi đang sạc nên điện thoại bị nổ.

{keywords}
Bệnh nhân T. đang được điều trị tai Bệnh viện Bạch Mai 

Gia đình đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Việt Đức để cấp cứu, loại bỏ nhiều dị vật trên cơ thể. Tuy nhiên, do 2 mắt của người bệnh không nhìn thấy gì nên bệnh nhân được chuyển sang Khoa Mắt - Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện rất nhiều dị vật trong mắt: Dị vật giác mạc và nội nhãn gây đục thể thủy tinh bong võng mạc. Bệnh nhân có chỉ định mổ lấy dị vật giác mạc, nội nhãn và lấy thể thủy tinh.

Theo các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai thì khả năng hồi phục thị lực của bệnh nhân là rất thấp, nguy cơ mù cao, mất khả năng lao động. Ngoài mắt, tay trái của bệnh nhân cũng bị gãy phải xử lý nẹp đinh, thủng màng nhĩ 2 bên và lấy được nhiều dị vật thủy tinh trên mặt.

Các vụ tai nạn do nổ điện thoại khi đang sạc gây cụt chi, bỏng mặt đã được cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn xảy ra.

Trường hợp không may của T. đã gióng thêm hồi chuông nhắc nhở mọi người tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.

N. Huyền 

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !