Mong ước đầu năm

Mỗi người có những ước mong khác nhau khi bước vào năm mới 2022 nhưng có một điểm chung là cả học sinh và giáo viên đều hy vọng năm mới dịch bệnh nhanh qua đi, học sinh được đến trường...

 

Nguyễn Thị Mỹ Thu - sinh viên năm cuối khoa Điện - Điện tử - trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh):

{keywords}
Mỹ Thu - sinh viên Đại học Bách khoa

Năm 2022 này em mong dịch bệnh sẽ sớm kết thúc để cuộc sống lại được diễn ra bình thường. Dịch bệnh cũng đã khiến cho nhiều kế hoạch năm 2021 của em bị huỷ hoặc trì hoãn, nên em hi vọng sẽ thực hiện được những kế hoạch này trong năm mới.

Ngoài ra, em cũng mong cho những tiêu cực, những xám xịt của năm cũ sẽ sớm được chữa lành. Mong người người, nhà nhà có một năm mới bình an, hạnh phúc và luôn có thật nhiều sức khỏe.

Thầy giáo Hoàng Phúc Gọn (SN 1970), giáo viên hơn 30 năm công tác tại Cao Bằng:

Dẫu biết còn nhiều khó khăn và gian nan trên hành trình gieo chữ cho trẻ vùng cao nhưng bằng tình yêu thương và sự nhiệt huyết, chúng tôi – những người thầy vẫn kiên trì bám bản vì một tương lai tươi sáng của con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Gắn bó với trẻ vùng cao mới thấy các con thiệt thòi lắm. Nếu trẻ em ở miền xuôi và những thành phố lớn sáng chiều được bố mẹ đưa đón đi học là điều hiển nhiên nhưng đối với trẻ em vùng cao thì đi bộ đến trường trên một con đường bê tông sạch sẽ là một niềm khát khao, mơ ước.

Có lẽ vì thế mà điều khiến tôi trăn trở bao lâu nay là những ngày mưa học sinh từ bản Thuôn (xã Đàm Thủy, H. Trung Khánh, tỉnh Cao Bằng) đến trường mà vất vả không khác gì vừa đi làm ruộng về.

{keywords}
Học sinh của thầy Gọn

Đường xá trơn trượt, lầy lội, bùn đất bắn đầy lên tận vai áo... Có những em đến trường mà quần áo lấm lem, mặt mũi, tóc tai đầy bùn. Vì thế, tôi mong năm mới sẽ có một con đường đẹp hơn để con em từ bản đến trường không phải chịu cảnh trời mưa đường trơn lầy lội nữa.

Ngoài ra, niềm vui của những người thầy giáo vùng cao như tôi là mùa xuân về chỉ đơn giản là là học sinh đến trường đầy đủ và không có em nào nghỉ để theo bộ mẹ lên rẫy làm.

Tôi cũng mong sang năm mới bà con tại bản Thuôn nơi tôi sinh sống có thể thoát ra được tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, cho con cháu đến trường học đầy đủ - vì chỉ có đi học thì lũ trẻ vùng cao mới có được tương lai tươi sáng hơn.

Cô giáo Nguyễn Lan Hương - giáo viên trường Mầm non Ánh Mai (Hà Nội):

Từ tháng 5 đến nay, mình cùng các giáo viên nhóm lớp mầm non của mình đã tạm ngừng việc để phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian học sinh tạm dừng đến trường những cô giáo tại trường tư như tôi không được hưởng lương hay chút phụ cấp nào.

Điều này cũng không trách được vì bản thân hiệu trưởng cũng “cuống cuồng” xoay sở tiền để giữ lại mặt bằng lớp học.

Nghe cô hiệu trưởng nói, mặt bằng lớp học thuê cũng mỗi tháng gần 80 triệu và học sinh tạm dừng đến trường cũng hơn 9 tháng rồi, cô hiệu trưởng nói cũng quá sức rồi không biết còn trụ được thêm bao lâu nữa.

{keywords}
Trường học đóng cửa 10 tháng khiến những giáo viên như cô Hương rất nhớ trường, nhớ lớp

Cũng may mà mùa dịch công việc của chồng tôi còn tạm ổn và tôi ở nhà trông con, bán hàng online và thi thoảng tranh thủ làm giúp việc theo giờ cho chung cư nên cũng đỡ cực. Tôi cũng cảm thấy ấm lòng vì chủ trường cũng hay nhắn tin động viên, thông báo kế hoạch tiêm vắc xin, còn phụ huynh học sinh cũng thường xuyên liên lạc động viên.

Suốt những năm gắn bó với nghề giáo, thú thực đây là quãng thời gian khó khăn nhất với những giáo viên mầm non như tôi.

Năm mới, mong muốn của tôi là dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát để các hoạt động kinh tế được khôi phục, nhà máy, xí nghiệp, trường học được trở lại bình thường, chúng tôi được đi dạy trở lại, được đón học sinh thân yêu đến trường. Nghỉ lâu quá, tôi nhớ nghề, nhớ trường, nhớ học sinh quá rồi... 

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !