Tết trong ký ức của du học sinh Việt

Ăn Tết xa nhà từ lâu đã trở thành điều tất nhiên với nhiều du học sinh, nhưng với những bạn lần đầu phải xa gia đình, ăn Tết nơi xứ người, đây là nỗi “ám ảnh”.

Tết đến, dù có ở xa nhà mấy hay bận việc đến thế nào, mọi người đều mong muốn được trở về nhà sum họp với gia đình. Cả gia đình quây quần bên mâm cơm cuối năm, có lẽ là nét đẹp truyền thống đặc trưng của người dân Việt. Đối với những du học sinh Việt lần đầu ăn Tết Việt ở nước ngoài, có lẽ đây là điều hụt hẫng nhất.

{keywords}
Ngô Hoài Phương - du học sinh trường Đại học Tổng hợp Messina (Ý)

2022 là năm thứ nhất Ngô Hoài Phương (SN 2002) sinh viên trường Đại học Tổng hợp Messina (Ý) ăn Tết xa gia đình.

Hoài Phương cho biết hiện nay tình hình dịch bệnh bên Ý đang khá căng thẳng, biến chủng mới đã xuất hiện và riêng vùng Phương ở một ngày cũng trên dưới nghìn ca vì thế nên đợt thi tới nữ du học sinh này cũng thi bằng hình thức online.

“Em sang đây từ cuối tháng 9/2021 hiện em đang ở kí túc xá của trường và dù xa nhà cũng được một khoảng thời gian nhưng ngày nào em và bố mẹ vẫn gọi điện và nói chuyện.

2022 là cái Tết đầu tiên xa nhà của em, lần đầu ăn Tết ở một đất nước khác nên cảm xúc chung của em là rất nhớ nhà, nhớ không khí Tết của Việt Nam. Nhưng vì ở bên này em quen được khá nhiều bạn, chủ yếu là bạn Việt Nam nên cảm giác nhớ nhà cũng vơi đi chút ít”, Phương tâm sự.

Điều nữ sinh này thấy thích nhất khi du học Ý là được khám phá những miền đất ở nơi đây. Vì nằm trong khối châu Âu nên Phương có thể thuận tiện đi du lịch sang các nước khác.

Tuy nhiên, là một người ưa đồ châu Á nên ẩm thực châu Âu đôi khi cũng hơi không hợp với Phương nhưng dù sao cô vẫn luôn thích việc khám phá ẩm thực của nước bạn.

“Khi còn ở Việt Nam, mỗi dịp gần Tết em và bố mẹ lại cùng nhau đi sắm đủ loại hoa tết: từ hoa đào, cành quất đến cả những loài hoa khác như Phong lan hay hoa thuỷ tiên,... ngoài ra em còn hay cùng bà nội gói và canh nồi bánh chưng nữa.

Em cũng giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa và nấu những bữa ăn Tết. Sắp tới Tết đến em và các bạn người Việt bên này cũng có một vài dự định ăn tết với nhau như làm các món ăn truyền thống Việt Nam,... Vì dịp Tết cũng rơi vào đợt bọn em thi cuối kì nên cũng sẽ hạn chế hơn nhưng dù sao bọn em cũng có dự định tổ chức một vài hoạt động truyền thống cho có không khí Tết”, Phương kể.

2022 là năm thứ ba Nguyễn Diệu Linh - du học sinh Trường Đại học Tài chính Kinh tế Trung ương, đón Tết cổ truyền tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Du học từ tháng 9/2019, kỳ nghỉ đông và Tết Nguyên đán năm 2020, Linh lựa chọn ở lại Trung Quốc để trải nghiệm sự khác biệt khi đón Tết giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nhưng cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và đến nay, Trung Quốc vẫn chưa cho phép du học sinh nước ngoài nhập cảnh. Do vậy, Tết Âm lịch năm 2022, Linh không thể về nước. Nếu về Việt Nam, nhiều khả năng nữ sinh không thể trở lại trường sau kỳ nghỉ đông.

Diệu Linh tâm sự: “Mình rất buồn và nhớ nhà, nhớ bố mẹ, các em. Kỳ nghỉ đông tại Trung Quốc kéo dài gần 2 tháng. Mỗi khi bắt đầu nghỉ đông, các bạn sinh viên Trung Quốc đều háo hức kéo vali về nhà ăn Tết. Tiết trời lạnh khiến không khí trong trường ảm đạm càng làm mình cảm thấy nhớ nhà hơn”.

Tuy vậy, Linh thấy may mắn vì các thầy cô trong trường rất tâm lý, quan tâm tới sinh viên quốc tế như dịp Tết năm trước, Trường Đại học Tài chính Kinh tế Trung ương tổ chức viết thư pháp và tặng quà cho lưu học sinh ở lại trường.

{keywords}
Mâm cơm xứ người của du học sinh khi đón Tết Việt

Ngoài ra, các thầy cô quản lý ký túc xá chuẩn bị bữa cơm đêm Giao thừa để mọi người quây quần bên nhau đón năm mới. Nhận được những món quà và tình cảm như vậy, du học sinh đều rất vui và hạnh phúc, nỗi nhớ nhà cũng vơi đi phần nào.

Hiện, Linh thực tập toàn thời gian cho một công ty tại Bắc Kinh nên thay vì nghỉ Tết gần 2 tháng, năm nay nữ sinh chỉ nghỉ 7 ngày. “Em dự kiến đi du lịch để hiểu hơn về văn hóa và con người Trung Quốc bởi hơn 2 năm dịch bệnh với nhiều lệnh giãn cách đã ảnh hưởng đến kế hoạch. Em muốn được trải nghiệm nhiều hơn trước khi tốt nghiệp”, Linh bày tỏ.

Hoàng Thanh

Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan

Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.