Nỗi 'thèm Tết' của nam sinh theo ngành phi công trên đất Ấn Độ

Mỗi dịp Tết đến, du học sinh Việt đều chung nỗi nhớ nhà da diết, ai cũng nghẹn ngào khi nhìn thấy hình ảnh gia đình quây quần bên nhau.

Có lẽ người Việt xa xứ, nhất là những du học sinh giờ này đều chất chứa những cảm xúc chạnh lòng trong những ngày cuối năm vì bận học tập hay vì điều kiện kinh tế, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên không thể về ăn Tết bên gia đình. Giữa khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới, trái tim mỗi du học sinh lại càng bồi hồi nỗi nhớ nhà khôn nguôi.

Hai cái Tết xa nhà, Đỗ Quang Nhật (SN 2000) - sinh viên chuyên ngành phi công quân sự tại Ấn Độ cũng có những lúc rất nhớ gia đình, bạn bè, nhớ không khí đặc trưng những ngày Tết của Việt Nam.

{keywords}
Đỗ Quang Nhật - du học sinh Việt tại Ấn Độ 

Quang Nhật kể lý do em chọn ngành ngành phi công quân sự một phần là do bố mẹ định hướng, một phần là mong muốn của bản thân được trải nghiệm nhiều điều mới lạ, thử thách bản thân và để trở thành một người công dân tốt cống hiến cho Tổ quốc.

Khi quyết định đi du học, Quang Nhật cũng đã chuẩn bị tinh thần với việc xa gia đình, xa những người thân yêu và có những cái Tết xa nhà nhưng Tết đến Quang Nhật vẫn không khỏi xúc động khi nghĩ đến gia đình.

Tết năm đầu mới sang Ấn Độ, nhìn thấy gia đình quây quần bên nhau, Nhật nghẹn ngào, nhưng chỉ khi kết thúc cuộc gọi với mẹ cậu mới dám rơi nước mắt để gia đình khỏi lo, ngày nào cũng gọi nhưng lúc nào cũng thấy nhớ nhà, nhớ Tết quê nhà.

Lướt web thấy các bạn ở quê nhà chia sẻ những hình ảnh thành quả dọn dẹp nhà cửa hoặc “khoe” thành tích biết gói bánh chưng, Nhật cũng thấy nao lòng, chỉ ước có thể bay ngay về, sà vào lòng mẹ kể đủ thứ chuyện trên đời, rồi cùng bố đi lên phố chọn đào....

{keywords}
Đón Tết ở một nơi xa, Nhật và các bạn sẽ tự nấu các món Việt và đón Tết cùng nhau

“Hiện nay tình hình dịch tại Ấn Độ cũng khá phức tạp, nhiều ca nhiễm mới nên việc đi lại hay tiếp xúc với mọi người đều theo tiêu chí an toàn là trên hết trong đó có đeo khẩu trang và sử dụng nước rửa tay.

Việc học tập cũng như ăn ở của em vẫn ổn định và không có gặp quá nhiều khó khăn trừ những lúc nhớ nhà. Em thường xuyên gọi điện cho bố mẹ để thông báo tình hình sức khoẻ công việc.

Đón Tết xa nhà cảm xúc thì phải nói là vui buồn lẫn lộn. Có khi em thấy buồn vì không được đón Tết cùng gia đình và người thân ở nhà nhưng cũng tự động viên mình là phải vui khi đón Tết ở chỗ mới, nơi mới cùng với những bạn bè mới”, Quang Nhật chia sẻ.

Nhớ lại những ngày đầu sang Ấn Độ, khó khăn là Nhật chưa quen gia vị và cách người Ấn Độ nấu đồ ăn, Nhật chỉ muốn ăn đồ luộc cho mát mà họ chỉ toàn nấu với dầu mỡ.

Những ngày cận Tết, Nhật nhớ khi còn ở Việt Nam, giao thừa em sẽ đón cùng với bạn bè, xem pháo hoa trên Hồ Gươm rồi đi chùa với các thành viên trong nhà rất ấm áp.

“Em cũng khá thích việc cùng bố mẹ dọn dẹp cũng như trang hoàng nhà cửa để đón Tết, cảm giác mình làm những việc ý nghĩa, cảm giác gia đình xum vầy vui khó tả”, Nhật kể.

Đón Tết ở một nơi xa, Nhật và các bạn sẽ tự nấu các món Việt và đón Tết cùng nhau, Nhật cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm gia đình người thân.

“Với em chỉ cần người thân ở nhà mạnh khỏe là em yên tâm rồi, mỗi năm mỗi tuổi em sợ nhất là người thân ốm đau mà mình không được bên cạnh để chăm sóc, an ủi và yêu thương.

Ngoảnh đầu nhìn lại quãng đường đã đi, em càng lớn, càng được đi nhiều nơi thì bố mẹ lại già đi nhưng điều em hạnh phúc nhất là họ vẫn ở quê hương chờ em về. Em luôn tự nhủ bản thân phải sống thật tốt, hạnh phúc và luôn lạc quan vui vẻ để bố mẹ không còn phải bận lòng thêm nữa”, Nhật nói.

Có lẽ, dù đón Tết xa nhà nhưng hương vị Tết và hình ảnh gia đình luôn in sâu trong trí nhớ của tất thảy du học sinh Việt bên đây. Chính những nhớ nhung sẽ là động lực để những người con xa quê phấn đấu - đó là những ước nguyện du học sinh Việt muốn gửi gắm đến gia đình.

Hoàng Thanh

Áp lực, nữ sinh chi hơn 34 triệu đồng để mua giấc ngủ ngon

Truyền thông Trung Quốc đang xôn xao về việc một nữ sinh 20 tuổi vì quá áp lực về kỳ thực tập nên đã mạnh tay chi hơn 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng) để mua giấc ngủ ngon.

Dùng kiến thức trường học để khám phá vũ trụ tìm  “miền đất hứa” thay Trái Đất

Là một ngày hội trải nghiệm của các bộ môn khoa học tự nhiên như: Khoa học, IT, Toán, MDE nhưng bằng sự sáng tạo, các bạn học sinh The Dewey Schools Cầu Giấy đã có những trải nghiệm mới mẻ.

Nam sinh TP.HCM mồ côi ba bị kẻ xấu lừa ‘ba con tai nạn’

Ông Trần Công Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), thông tin, khi nam sinh lớp 12 của trường đứng chờ người thân đón, một người đàn ông tới nói: "Ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện”. Trong khi, ba nam sinh này đã mất.

Nhắn nữ sinh đến nhà lấy đề thi, thầy giáo bị tố có hành vi dâm ô

Thầy giáo ở Vĩnh Long nhắn nữ sinh lớp 8 đến nhà riêng để lấy đề kiểm tra, cộng điểm tùy tiện cho học sinh. Ngoài ra, người này còn bị tố có hành vi dâm ô với nữ sinh trên.

Tốt nghiệp THPT, nên học nghề hay đại học?

Không ít học sinh và phụ huynh có con đang học lớp 12 băn khoăn nên học nghề hay đại học sau khi tốt nghiệp THPT.

Tố cáo thầy giáo quan hệ tình dục với học sinh lớp 9

Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã gửi thông báo đến Trường THCS Tân Dân, xã Hùng Tiến về việc tạm giữ thầy L.V.H. để điều tra hành vi quan hệ tình dục với học sinh.

Lý do trường học Nhật Bản đưa chứng khoán vào chương trình bắt buộc

Một công ty chứng khoán mới đây đã ký thỏa thuận với một loạt trường THCS và THPT của Nhật Bản để đưa chứng khoán vào chương trình giảng dạy, cải thiện kiến thức tài chính cho học sinh.

Bức xúc giáo viên yêu cầu học sinh ăn côn trùng để chống biến đổi khí hậu

Phụ huynh một bang ở Mỹ bất bình khi con của họ được giáo viên khuyến khích ăn châu chấu trong dự án về chống biến đổi khí hậu.

Xôn xao cô giáo Vĩnh Phúc cắt tóc nữ sinh ngay tại lớp

Một cô giáo ở Vĩnh Phúc đã cắt tóc nữ sinh ngay tại lớp học trước sự chứng kiến của cả lớp.

Cậu bé 6 năm cõng bạn đến trường gây xúc động

Cậu bé được triệu người ca ngợi vì lòng tốt với bạn. Suốt 6 năm qua, cậu cõng bạn đến trường mỗi ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !