Mẹ lo đứng ngồi khi con gái lớp 11 vẫn không chịu lớn

Con gái năm nay lên lớp 11 mà vẫn là đứa trẻ con “chính hiệu”, ngực vẫn phẳng lì, chưa có kinh nguyệt, mặt vẫn búng ra sữa...

Trong khi nhiều bố mẹ lo lắng vì con dậy thì sớm thì cũng có trường hợp oái oăm làm bố mẹ cũng đứng ngồi không yên đó là mãi không thấy con mình lớn (dậy thì muộn).

Chị Thanh Hải (Ba Đình, Hà Nội) kể, con gái năm nay đã lên lớp 11 mà vẫn là đứa trẻ con “chính hiệu”, ngực vẫn phẳng lì, mặt vẫn búng ra sữa…

Lúc đầu người mẹ này lấy làm vui mừng vì “đã nuôi con thành công” nhưng trong khi bạn bè cùng trang lứa con thành thiếu nữ từ rất lâu rồi mà con chị vẫn chẳng khác nào con cá rô đực, chị đâm lo.

“Bạn con có bé còn dậy thì từ khi học lớp 4. Đa phần lớp 6-7 đã thành thiếu nữ hết cả, mà con bé nhà tôi lớp 11 vẫn chưa gì. Tôi phải cho đi khám thôi, chứ để mãi như thế này không khéo con có bệnh gì mà không biết”, người mẹ này lo lắng cho hay.

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết dậy thì là giai đoạn cơ thể trẻ em bắt đầu chuyển đổi thành cơ thể của một người trưởng thành.

Dậy thì muộn (delayed puberty) là khi các dấu hiệu trưởng thành thể chất về mặt tình dục không xuất hiện ở độ tuổi mong muốn. Theo đó, độ tuổi dậy thì mong muốn là từ 8-13 tuổi ở trẻ gái và từ 9-14 tuổi ở trẻ trai.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

“Mỗi trẻ sẽ dậy thì ở một độ tuổi khác nhau. Nếu các dấu hiệu dậy thì không xuất hiện sau từ 2-2.5 năm sau độ tuổi mong muốn, thì trẻ có thể đã bị dậy thì muộn. Không nhú ngực ở trẻ gái hoặc không phát triển tinh hoàn ở trẻ trai là những dấu hiệu cho thấy tình trạng dậy thì muộn. Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng dậy thì muộn là không rõ ràng và tình trạng này có thể tự biến mất”, Ths. BS Liên Hương cho hay.

Theo Ths. Bs Liên Hương, trong đa số các trường hợp dậy thì muộn nguyên nhân chính xác hiện chưa được biết rõ. Và trong một số trường hợp, dậy thì muộn di truyền theo gia đình.

Tuy nhiên, có một số yếu tố dưới đây có thể gây ảnh hưởng đến thời gian dậy thì trong một số trường hợp:

Chậm phát triển và dậy thì muộn về mặt thể chất (CDGP): tình trạng này được đặc trưng bởi tầm vóc thấp bé, dậy thì muộn và tuổi xương. Chậm phát triển về mặt thể chất có thể dẫn đến tăng nguy cơ dậy thì muộn. Tình trạng này thường di truyền trong gia đình và chỉ được chẩn đoán sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.

Ngoài ra, chậm dậy thì còn có nguyên nhân do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ví dụ như bệnh celiac, có thể ảnh hưởng đến khả năng trẻ tăng trưởng bình thường.

Một số tình trạng khác có thể ngăn chặn hồi hải mã hoặc tuyến yên gửi tín hiệu “bắt đầu tuổi dậy thì” và dẫn đến dậy thì muộn. Ngoài ra, có thể có các nguyên nhân liên quan đến rối loạn di truyền, ví dụ như hội chứng Turner ở trẻ gái và hội chứng Klinefelter ở trẻ trai.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra, ngoài các nguyên nhân trên thì dậy thì chậm cũng có thể là hậu quả của việc suy dinh dưỡng, hoạt động thể chất quá nhiều, căng thẳng và sử dụng các thuốc điều trị tâm thần.

Ths Liên Hương cũng thông tin thêm, dấu hiệu dậy thì muộn phổ biến nhất là chậm phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp ở trẻ.

Ở trẻ gái, các triệu chứng có thể bao gồm: Không phát triển ngực khi được 12 tuổi;

Quá 5 năm kể từ khi phát triển ngực nhưng vẫn chưa có kinh; Không có kinh ở tuổi 15

Ở trẻ trai, các dấu hiệu có thể bao gồm: Không mọc lông mu, hoặc lông mu mọc theo hình dáng bất thường; Không phát triển tinh hoàn ở tuổi 14; Quá 5 năm nhưng không phát triển đủ cơ quan sinh dục như nam giới trưởng thành.

“Điều trị dậy thì muộn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Nhìn chung, trẻ bị chậm phát triển và tăng trưởng về mặt thể chất và dậy thì sẽ vẫn dậy thì và đạt được các đặc điểm sinh dục bình thường, mặc dù có chậm hơn một chút.

Trong đa số các trường hợp, khi nguyên nhân được điều trị, quá trình dậy thì sẽ diễn ra bình thường. Nếu dậy thì muộn có yếu tố di truyền, sẽ không điều trị được. Trong một số trường hợp, điều trị có thể bao gồm trị liệu hormone để làm tăng lượng testosterone hoặc estrogen để gây dậy thì”, Ths Liên Hương thông tin.

Tuy nhiên, điều chuyên gia này lưu ý các bậc phụ huynh cần quan tâm đến trẻ dậy thì muộn. Vì con có thể sẽ trải qua những căng thẳng về mặt cảm xúc khi bị dậy thì muộn và nhìn thấy bạn bè đồng trang lứa phát triển nhanh hơn.

Lúc này, bố mẹ cần động viên trẻ về mặt cảm xúc và trấn an trẻ rằng giai đoạn này chỉ là tạm thời và mọi chuyện sẽ được xử lý ổn thỏa. Trẻ cũng có thể sẽ bị căng thẳng và đôi khi trẻ sẽ cần giúp đỡ để giải tỏa tâm trạng.

Trong đa số các trường hợp, trẻ có thể vượt qua được giai đoạn này một cách tự nhiên, nhưng nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

N. Huyền 

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Vì sao trời nắng nóng tác động mạnh đến sức khỏe tim mạch?

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạn tính, bao gồm bệnh về tim mạch.

TP.HCM cần trên 1,7 triệu liều vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo rà soát nhu cầu năm nay và nửa đầu năm 2024, TP.HCM cần hơn 1,7 triệu liều của 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?

Nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng bình quân của giá khám chữa bệnh là 5%.

Đang cập nhật dữ liệu !