Máy bay trinh sát U-2 tích hợp AI của Mỹ sẽ là ‘gián điệp’ không bao giờ bị bắt

Không quân Mỹ gần đây đã lần đầu tiên áp dụng công nghệ AI cho “tên gián điệp” U-2, phi công của máy bay này sẽ cùng chiến đấu với “đồng đội” sở hữu AI.

Theo  báo cáo của Defense News, Không quân Mỹ hiện đã có hệ thống trí tuệ nhân tạo của riêng mình với tên gọi Artoo. Hệ thống lần đầu tiên được lắp đặt trên máy bay trinh sát U-2 do Lockheed Martin phát triển vào giữa tháng 12/2020 và được giao nhiệm vụ điều khiển hệ thống radar, cảm biến của máy bay trinh sát.

Không quân Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí rằng, nhiệm vụ của Artoo là mô phỏng một cuộc tấn công tên lửa trong một nhiệm vụ huấn luyện được triển khai tại Căn cứ Không quân Beale, bang California.

{keywords}
Máy bay trinh sát U-2 của Không quân Mỹ. Nguồn: people.com.cn.

Artoo hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc sử dụng các cảm biến và hệ thống dẫn đường chiến thuật sau khi cất cánh. Các phi công của máy bay trinh sát U-2 tập trung vào việc tìm kiếm máy bay địch và chia sẻ thông tin radar với "phi công phụ" AI.

Tiến sĩ Willliam Roper, Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần cho biết: “Giống như bất kỳ phi công nào, Artoo có những ưu và khuyết điểm. Hiểu được chúng và chuẩn bị kỷ nguyên chiến tranh với sự hợp tác giữa con người và trí tuệ nhân tạo là những gì chúng ta phải làm tiếp theo. Chúng ta phải trở thành khoa học viễn tưởng hoặc lịch sử".

Thuật toán của AI mang tên ARTUµ đã điều khiển hệ thống định vị và hàng loạt cảm biến do thám, trong khi phi công điều khiển máy bay và phối hợp với nó để bảo đảm hoạt động của thiết bị cảm biến.

Theo báo cáo, hệ thống Artoo được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Liên bang Máy bay Trinh sát U-2, được lắp đặt trong đợt nâng cấp máy bay trinh sát U-2 vào tháng 10.2020, đây là máy bay đầu tiên của quân đội Mỹ được lắp đặt Artoo.

Không quân Mỹ cho biết, mặc dù Artoo được thiết kế để giảm bớt khối lượng công việc của phi công U-2, nhưng hệ thống này cũng có thể được sửa đổi để phù hợp với các máy bay chiến đấu khác.

Trước khi có thử nghiệm thành công AI trên trinh sát cơ, công nghệ này cũng đã được Không quân Mỹ thử thành công trên tiêm kích đánh chặn. Trong cuộc thử nghiệm, AI đã đánh bại phi công F-16 trong 5 trận không chiến ảo, trong khuôn khổ cuộc đối đầu do Cơ quan Nghiên cứu dự án Quốc phòng tiềm năng (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức.

Tướng Charles Brown Jr., tân Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi biết rằng để chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc xung đột tương lai với các nước tương đương về sức mạnh thì chúng tôi phải có một lợi thế nhất định về mặt kỹ thuật số để giữ vai trò quyết định. Tôi vô cùng tự hào về thành tích của nhóm chúng tôi. Thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy nhanh sự kết hợp độc đáo này và  những phi công của chúng tôi sẽ phá vỡ những giới hạn truyền thống".

Bí quyết tạo nên kỹ năng chiến đấu siêu hạng của AI nằm ở hệ thống ra quyết định tối tân kết hợp các thuật toán logic. Hệ thống có thể chia vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ hơn để tiến hành xử lý, bao gồm tấn công, khai hỏa, tránh né hoặc phòng thủ.

Những quyết định phức tạp được đưa ra với tốc độ cực nhanh nhờ cân nhắc phương án phù hợp nhất. Kết quả là phi công nhân tạo có thể tính toán chiến lược tốt nhất nhanh hơn 250 lần cái chớp mắt của đối thủ.

Được biết, máy bay trinh sát U2 của Mỹ được mệnh danh là “gián điệp không bao giờ bị bắt” do nó hoạt động ở độ cao hơn 21km. U2 là loại máy bay do thám một chỗ ngồi, một động cơ, được đưa vào biên chế từ năm 1950 và là một trong những máy bay trinh sát thành công nhất của quân đội Mỹ, nó có thể mang được khối cảm biến và camera chụp ảnh siêu nét.

Tháng 2/2020, Không quân Mỹ, Collins Aerospace (công ty con của Raytheon Technologies) và Lockheed Martin đã phối hợp tiến hành nâng cấp hệ thống trinh sát quang điện của máy bay trinh sát U-2 để cải thiện tính năng quang học và khả năng theo dõi tầm xa của máy bay này.

Ngoài ra, Lockheed Martin cũng phụ trách nâng cấp ba bộ phận của máy bay U2, cụ thể là thay thế hệ thống điện tử hàng không mới, cài đặt máy tính nhiệm vụ mới và lắp đặt màn hình buồng lái hiện đại.

Máy tính nhiệm vụ Enterprise Mission Computer 2 (EMC2) trang bị trên máy bay U2 nâng cấp thường được biết tới với tên gọi “hộp Einstein” được thiết kế theo "Tiêu chuẩn hệ thống nhiệm vụ mở" của Không quân Mỹ, có khả năng hoạt động hiệu quả trong môi trường đối kháng điện tử mạnh.

Đồng thời, nó cho phép máy bay trinh sát U-2 kết nối với các mạng lưới liên lạc quân sự trên bộ, trên biển, trên không và vũ trụ. Màn hình buồng lái hiện đại sẽ mở rộng phạm vi hiển thị dữ liệu và đơn giản hóa các quy trình vận hành thử nghiệm.

Với việc được tích hợp thêm Artoo, U2 được dự kiến sẽ trở thành máy bay trinh sát hiện đại nhất mọi thời đại và có thể dễ dàng né tránh các hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Ông Putin ‘nhắc nhở’ chính quyền Joe Biden bằng bộ ba hạt nhân hủy diệt?

Ông Putin ‘nhắc nhở’ chính quyền Joe Biden bằng bộ ba hạt nhân hủy diệt?

Nga một lần nữa khoe sức mạnh hủy diệt của bộ 3 hạt nhân khủng nhất thế giới, hành động này được coi là đang “nhắc nhở” chính quyền mới của Mỹ về vấn đề vũ khí hạt nhân.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !