Máy bay Mỹ ‘khiêu khích’ đầy nguy hiểm gần biên giới Crimea
Theo nguồn tin của Avia.pro, một máy bay quân sự của Mỹ đã “dàn dựng một cuộc khiêu khích nguy hiểm ngoài khơi bờ biển phía tây của bán đảo Crimea”.
Thời gian gần đây Hải quân Mỹ tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích gần biên giới Nga. Cụ thể, mới đây một máy bay tuần tra chống ngầm Boeing P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đã thực hiện một cuộc khiêu khích nguy hiểm gần bờ biển phía tây của bán đảo Crimea, trên thực tế vị trí này rất gần với biên giới không phận của bán đảo.
Trong hình ảnh được Trung tâm kiểm soát không lưu ghi lại, có thể thấy rằng máy bay tuần tra chống ngầm Boeing P-8A Poseidon của quân đội Mỹ đã thực hiện một nhiệm vụ khá nguy hiểm và kéo dài gần biên giới Nga. Tuy nhiên, đánh giá về tình hình lúc đó, các chiến đấu cơ của Nga đã không cất cánh.
Máy bay Mỹ liều lĩnh ‘khiêu khích’ gần biên giới Crimea. (Ảnh: Avia.pro) |
Về hành động của quân đội Mỹ, các chuyên gia cho rằng chiếc máy bay này có thể theo dõi tàu ngầm Nga. Điều này được chứng minh bằng việc máy bay chống ngầm kéo dài thời gian bay vòng qua một địa điểm ngoài khơi bờ biển phía tây của bán đảo Crimea. Tuy nhiên, đến nay cả Mỹ và Nga đều không đưa ra thông tin chi tiết về vụ việc này.
Mới đây, vào tháng 7, mặc dù cuộc tập trận hải quân liên hợp quy mô đặc biệt lớn của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO mang tên Sea Breeze 2021 đã kết thúc, tuy nhiên vẫn xuất hiện thông tin cho rằng may bay Mỹ tiếp tục tạo ra các hành động khiêu khích gần biên giới Nga.
Theo đó, quân đội Mỹ đã gửi 2 máy bay quân sự đến địa điểm gần Crimea, một trong số đó thậm chí còn cố gắng thực hiện một cuộc xâm nhập nguy hiểm, trên thực tế đã di chuyển ở ngay rìa biên giới phía Tây của bán đảo.
Hai máy bay của Mỹ sau đó được xác định là EP-3E Orion và CL600 ARTEMIS, đây là các phi cơ làm nhiệm vụ trinh sát điện tử và chúng có thể mang theo những khí tài rất tối tân.
Hơn nữa, có cáo buộc EP-3E Orion đã tiếp cận biên giới không phận Nga ở một khoảng cách “nguy hiểm”. Theo một số nhận định, phương tiện nói trên rất có thể đã vi phạm biên giới trên không của Crimea, mặc dù thông tin này chưa được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận.
Năm 2014, sau biến cố chính trị ở Kiev lật đổ chính quyền thân Nga, Crimea (cùng thành phố Sevastopol) đã tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và sau đó trưng cầu dân ý xin sáp nhập vào Nga. Chính quyền Moscow đã công nhận nguyện vọng của 96% người dân trên bán đảo Crimea.
Ukraine và phương Tây không công nhận cuộc trưng cầu dân ý và cho rằng việc Nga sáp nhập Crimea là bất hợp pháp, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Trong khi Moscow cho rằng hành động của mình là hợp pháp vì Crimea chỉ “trở về với Nga” chứ không có cuộc sáp nhập nào cả.
Chuyên gia giải thích lý do quân đội Nga tăng số lượng quân nhân dự bị
Hôm 6/9, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố quyết định tăng số lượng quân dự bị trong quân đội nước này.
Thanh Bình (lược dịch)