Mặt trái của UAV tự chủ tấn công, hiện đại hay phi đạo đức?

UAV tự chủ tấn công đang tạo ra những mối quan ngại về việc tự ra quyết định tấn công con người trên chiến trường, nhất là quan ngại về phương diện đạo đức.

Một bản báo cáo do Liên Hợp Quốc tiết lộ cho biết trong cuộc xung đột quân sự ở Libya vào tháng 3/2020, một máy bay không người lái quân sự "Kargu-2" đã lần đầu tiên chủ động tấn công con người mà không nhận được bất kỳ chỉ thị nào; tuy nhiên không rõ chúng có gây chết người trong vụ này hay không.

Đây có thể coi là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, UAV tự động truy sát con người, điều này làm dấy lên lo ngại về việc lạm dụng các UAV tự chủ tấn công.

Nếu loại công nghệ giết người tự động này được kết hợp với công nghệ "tấn công bầy đàn" bằng UAV như hiện nay, liệu những video giết người bằng UAV siêu nhỏ khác nhau đã xuất hiện trên Internet có thành hiện thực? Có cách nào hiệu quả để đối phó với kiểu tấn công bầy đàn bằng UAV thông minh này không?

{keywords}
UAV Kargu-2 của Thổ Nhĩ Kỳ đang gây ra nhiều quan ngại. Nguồn: Huanqiu.

Drone lần đầu tiên tự động tấn công con người

Theo báo cáo của Sputnik/Nga, Nhóm chuyên gia của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Libya tuyên bố, tháng 3 năm 2020, UAV Kargu-2 do công ty STM của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã được lập trình để hoạt động mà không cần phụ thuộc vào người điều khiển. UAV này đã theo dõi và tấn công "Quân đội Quốc gia Libya" do Haftar chỉ huy khi đang rút lui về căn cứ.

Các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho rằng, đây là một cuộc tấn công theo kiểu "không quan tâm sau khi phóng". Đây cũng là lần đầu tiên một thiết bị bay không người lái như vậy được tìm thấy ở Libya, vi phạm Điều 9 của Nghị quyết Liên hợp quốc 1970, cuộc tấn công này có gây ra cái chết cho con người hay không thì vẫn còn được xác minh.

Theo báo cáo, Dennis Fedudinov, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực UAV ở Nga cho biết, về mặt kỹ thuật, việc các UAV tự chủ quyết định truy lùng con người là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, dù là về mặt kỹ thuật hay vấn đề đạo đức thì con người vẫn cần một thời gian nữa mới có thể thích ứng với sự thật này.

UAV tự chủ tấn công khi kết hợp với chiến thuật bầy đàn sẽ ra sao?

Theo dữ liệu, Kargu-2 là UAV tấn công tự sát do công ty STM của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, nặng khoảng 6,8 kg, tốc độ bay tối đa khoảng 145 km/h, thời lượng pin khoảng 30 phút.

UAV này có thể mang ba loại đầu đạn nặng 1,36 kg, lần lượt là đầu đạn sát thương phân mảnh dùng để tiêu diệt xe quân sự hạng nhẹ và binh lính, đầu đạn hình nón để tấn công mục tiêu xe bọc thép và bom nhiệt áp để tấn công các tòa nhà, boongke.

Cảm biến của UAV có chức năng nhận dạng cảnh tượng hoặc nhận dạng khuôn mặt, có thể được điều khiển bởi bộ điều khiển mặt đất, hoặc tự động tiêu diệt, đặc biệt nó có thể phát động một cuộc tấn công "bầy đàn".

Sputnik cho biết, từ quan điểm kỹ thuật, các cuộc tấn công tự động thông minh từ lâu đã trở nên khả thi, UAV có thể thực hiện nhiều hoạt động ở chế độ tự động như: Phát hiện và xác định mục tiêu theo lập trình; theo dõi mục tiêu; dẫn đường vũ khí.

Người điều khiển thường chỉ cần lập trình cho các hành động này và đưa ra mệnh lệnh tấn công. Fedudinov khẳng định, việc cho phép máy móc tự quyết định việc sử dụng vũ khí có thể sẽ mắc phải các sai lầm như, về mặt kỹ thuật, có thể có lỗi nhận dạng; về mặt đạo đức, việc ủy quyền cho rô-bốt ra quyết định tấn công người là hoàn toàn sai. Ngoài ra, vấn đề quy trách nhiệm sau khi ra quyết định sai cũng khó có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, không phải là không có cách đối phó

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Học Phong cho rằng, thông thường mà nói, UAV tự động tấn công hay UAV tấn công bầy đàn đều như nhau, về bản chất đều là UAV. Các biện pháp đối phó hiện có và đang phát triển chống lại UAV đều có hiệu quả như nhau.

Đầu tiên, có thể sử dụng các biện pháp chế áp điện tử để can thiệp. Một số loại UAV cần có trạm điều khiển để khống chế chúng, việc chế áp các trạm điều khiển này sẽ có thể khống chế tín hiệu vô tuyến điện truyền đến UAV từ đó đoạt quyền điều khiển các UAV này.

Tiếp theo, sử dụng các loại vũ khí sát thương có giá thành rẻ để tấn công ồ ạt vào UAV. Các UAV có thể nhận biết tình huống chiến trường và khuôn mặt thì về cơ bản đều là UAV có kích thước tương đối lớn, việc sử dụng vũ khí giá rẻ tấn công ồ ạt các UAV này là một cách đối phó phù hợp và tiết kiệm chi phí.

Cuối cùng, để đối phó với UAV “bầy đàn”, hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp tác chiến điện tử, can thiệp vào tín hiệu dẫn đường của các bệ phóng UAV này để ngăn chặn chúng. Do UAV tấn công bầy đàn thường được phát động ở cự ly gần, do đó, vị trí phát động tấn công rất dễ bị lộ thông qua các thiết bị cảnh giới. Khi đó, hoàn toàn có thể sử dụng các loại vũ khí tấn công các bệ phóng khiến UAV “bầy đàn” bị “mất mẹ” ngay từ khi chưa đến mục tiêu.

Thổ Nhĩ Kỳ trình làng tàu chiến mặt nước không người lái siêu khủng

Thổ Nhĩ Kỳ trình làng tàu chiến mặt nước không người lái siêu khủng

Thổ Nhĩ Kỳ vừa mới tiến hành diễn tập phóng tên lửa từ tàu chiến mặt nước không người lái đầu tiên do nước này tự nghiên cứu phát triển.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !