Hải quân Nga sẽ sở hữu sức mạnh ‘khủng khiếp’ trong thập kỷ tới

Hải quân Nga đang rầm rộ tiến hành nhiều kế hoạch nâng cấp và mua sắm mới tàu chiến hiện đại, trong đó sẽ “hồi sinh” các siêu tàu tuần dương hạng nặng.

Theo báo cáo của Sputnik mới đây, ông Vladimir Pospelov - Thành viên Hội đồng quản trị của Tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng, sau khi tàu tuần dương hạng nặng “Đô đốc Nakhimov” Đề án 1144 Orlan lớp Kirov của Nga hoàn thành nâng cấp, Nga cũng sẽ tiến hành các hoạt động nâng cấp tương tự với “người anh em” lớp Kirov là Peter Đại đế (Pyotr Velikiy).

{keywords}
Tàu tuần dương hạng nặng Peter Đại đế lớp Kirov của Nga. Nguồn: Sina.

Pospelov cho biết: "Tàu Peter Đại đế có kế hoạch tiến hành sửa chữa và nâng cấp. Nội dung nâng cấp sẽ được xác định sau khi việc nâng cấp tàu Đô đốc Nakhimov hoàn thành".

Tàu Đô đốc Nakhimov hiện đang được nâng cấp, Posperov nói rằng con tàu đã được thay thế tất cả dây cáp và hầu hết tất cả các hệ thống vô tuyến và điện tử trên tàu, đồng thời triển khai các vũ khí tên lửa tấn công như Kalibr hay tên lửa diệt hạm siêu thanh P-800 Onyx và các vũ khí tiên tiến nhất khác. Nó sẽ được đưa vào hoạt động ít nhất thêm 20 năm nữa.

Tàu lớp Kirov hiện là loại tàu tác chiến mặt nước lớn nhất thế giới mà không phải là tàu sân bay. Bên cạnh đó, với số lượng khổng lồ các tên lửa trang bị trong kho vũ khí, loại tàu lớp Kirov chính là một trong những tàu chiến mạnh nhất từng được chế tạo.

Ra đời trong những ngày cuối của Chiến tranh Lạnh, các tàu lớp Kirov tạo ra mối đe dọa lớn đến mức Hải quân Mỹ phải tái kích hoạt và trang bị vũ khí cho 4 thiết giáp hạm lớp Iowa để có thể đối phó với Nga.

Kirov không phải là tàu chiến hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Tại thời điểm chiếc tàu chiến-tuần dương đầu tiên thuộc lớp Kirov được đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô năm 1980, Hải quân Mỹ đã sở hữu đến 9 tàu tuần dương hạt nhân và 1 tàu sân bay lượng hạt nhân.

Nhưng với kích thước cùng lượng vũ khí trang bị khổng lồ, tàu lớp Kirov tạo ra sự khác biệt so với các tàu chiến hạt nhân và thông thường của Mỹ. Loại tàu này lớn đến mức các nhà quan sát phương Tây phải đưa ra khái niệm “tàu chiến-tuần dương” để miêu tả về chúng. Đây là loại tàu đầu tiên được miêu tả bằng tên gọi đó kể từ Thế chiến thứ hai.

Liên Xô đã lên kế hoạch đóng 5 tàu lớp Kirov nhưng thực tế chỉ có 4 con tàu như vậy. Ba trong số chúng - Kirov, Frunze và Kalinin - đã đi vào hoạt động trước khi Liên Xô tan rã. Sau đó, chúng được đổi tên lần lượt là Đô đốc Ushakov, Đô đốc Lazarev và Đô đốc Nakhimov.

Con tàu thứ tư Pyotr Velikiy, có nghĩa là “Peter Đại đế” trong tiếng Nga, được đưa vào hoạt động năm 1998, gần một thập kỷ sau khi được hạ thủy. Phía Liên Xô đã mô tả loại tàu này là “tàu tuần dương trang bị tên lửa hành trình có vệ tinh dẫn đường chạy bằng năng lượng nguyên tử hạng nặng”.

Cùng với kế hoạch nâng cấp các siêu tàu tuần dương, Hải quân Nga cũng đang sử dụng loạt phát minh công nghệ cao như ăng-ten ẩn và sơn phủ đặc biệt để ngụy trang tàu chiến tránh khỏi những con mắt dò tìm.

“Một con tàu không phải một cây kim. Công nghệ do thám vệ tinh và trên không có thể phát hiện bất kỳ tàu chiến nào. Ngay khi bật thiết bị phát tín hiệu, nó sẽ bị các phương tiện trinh sát điện tử phát hiện”, ông Pospelov nói.

Ông cho biết các phiên bản trước đây của tàu khu trục và tàu tuần dương tên lửa trông giống như một con nhím do được gắn hàng chục ăng-ten. Đối với các tàu hộ tống, hiện được trang bị cột buồm tích hợp, nghĩa là tất cả ăng-ten đều được ẩn bên trong cột buồm.

Vào khoảng năm 2030, Nga nhiều khả năng sẽ hoàn thành việc chế tạo các nhóm tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư mới, cũng như đưa vào vận hành hai tàu hộ tống hiện đại hóa.

Đặc biệt, Hải quân Nga có thể được bổ sung ba tàu sân bay cùng một lúc, chi phí cho chiếc đầu tiên ước tính khoảng 500 tỉ rúp (tương đương gần 7 tỉ USD). Tính khả thi của việc đóng một lớp tàu chở máy bay mới (hàng không mẫu hạm) sẽ sớm được các đại diện của Ủy ban Công nghiệp - Quân sự Nga xem xét.

Cuộc thảo luận sẽ diễn ra như một phần của quá trình chuẩn bị cho chương trình trang bị vũ khí của nhà nước cho giai đoạn 2024-2033. Hạm đội Nga cần ít nhất ba con tàu như vậy, ông Pospelov nói. Theo ước tính sơ bộ, tàu sân bay mới đầu tiên của kế hoạch này sẽ có giá lên tới 500 tỷ rúp (gần khoảng 6,7 tỉ USD). Trong quá trình sản xuất, nó được phép tăng giá đến 20%.

Khám phá ‘lá chắn’ và ‘lưỡi dao’ của Israel trong xung đột với Palestine

Khám phá ‘lá chắn’ và ‘lưỡi dao’ của Israel trong xung đột với Palestine

Trong xung đột với Palestine, Israel đã kết hợp các chiến thuật tấn công, phòng thủ một cách linh hoạt thông qua việc sử dụng hai “át chủ bài” là Iron Dome và JDAM.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !