Mất thận vì chủ quan với viên sỏi li ti

TS BS Nguyễn Đình Liên – Trưởng khoa Ngoại tiết niệu – Nam học, Bệnh viện E Hà Nội, cho biết có nhiều bệnh nhân bị sỏi thận nhưng chủ quan dẫn tới mất chức năng, phải cắt một bên thận.

Mới đây nhất một nam bệnh nhân nhập viện vì ngã và có chấn thương vỡ thận. Bệnh nhân này có tiền sử sỏi thận. Bác sĩ đã chỉ định mổ nhưng bệnh nhân không mổ mà về nhà tìm các thuốc lá để uống. 

Không chỉ uống thuốc tan sỏi thận, bệnh nhân vẫn uống rượu bia như thường. Trong một lần đi làm vô tình ngã giàn giáo, bệnh nhân chỉ gãy xương nhưng không may bên thận trái bị vỡ. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu trong tình trạng sốc mất máu. 

Với bệnh nhân này, bác sĩ đành mổ cứu tính mạng bệnh nhân, tình huống xấu nhất bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo thay thế chức năng thận.

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên cho biết, thận ứ nước do sỏi thận là tình trạng gặp khá phổ biến vì người dân chủ quan với sỏi thận. Họ nghĩ rằng sỏi thận là bình thường, uống thuốc nam hoặc rượu ngâm các loại thuốc tan sỏi là sẽ hết. Nhưng thực tế, bác sĩ gặp rất nhiều ca tương tự vào viện trong tình trạng “tiếng kêu cứu của quả thận”. 

Ảnh sỏi thận của bệnh nhân. 

Trong tuần vừa rồi, bác sĩ Liên mổ cắt bỏ thận cho hai bệnh nhân, nguyên nhân chỉ vì từ những viên sỏi thận rất nhỏ.

Bệnh nhân khác là N. T. N (quê Hà Nam) vào viện trong tình trạng ứ mủ thận gây viêm đài bể thận cấp; biểu hiện lâm sàng sốt rất cao; đau thắt lưng dữ dội.

Bác sĩ chẩn đoán sỏi niệu quản gây ứ thận nước trái. Khi chụp cộng hưởng từ bác sĩ thấy chức năng thận trái đã giảm nặng chỉ còn 9%. Nguyên nhân của tình trạng này do sỏi niệu quản để lâu ngày không điều trị dẫn tới mất chức năng của thận.

Hay bệnh nhân Nguyễn Văn T. (quê Nghĩa Hưng, Nam Định ) vào viện cấp cứu trong tình trạng thận ứ mủ. Theo người nhà ông T, gần 2 năm trước, ông T. được phát hiện thận có sỏi và cần phải nhập viện để tán sỏi. Thế nhưng cả bệnh nhân và người nhà đã từ chối điều trị để về nhà uống thuốc của thầy lang.

Ông T. cho biết, uống thuốc thầy lang ông thấy đi tiểu cặn và nghĩ rằng thận đã được tán nhỏ và thoát ra ngoài bằng đường tiểu. Tuy nhiên, sau thời gian kiên trì uống thuốc nam, ông T. bị phù nề cơ thể, bí tiểu và liên tục xuất hiện những cơn đau tức bụng.

Ông được đưa vào BV Bạch Mai điều trị. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân T. bị suy thận và thận trái có dấu hiệu bị mất chức năng, ứ mủ. Người bệnh sốt cao kèm các cơn ớn lạnh do biến chứng của sỏi niệu đạo.

Theo bác sĩ Liên, rất nhiều người chủ quan với sỏi thận. Sỏi tuy nhỏ nhưng có thể gây biến chứng cấp như: Cơn đau quặn thận, đái máu, suy thận cấp nếu cả 2 bên niệu quản bị sỏi... và các biến chứng muộn hơn: Suy thận mạn, ứ mủ thận, ứ nước thận, tăng huyết áp....

Bệnh nhân đi khám thường đi kèm hội chứng nhiễm trùng, đái đục, đái buốt. Bác sĩ kiểm tra hố thắt lưng đầy, ấn đau, thận to.

Khi thực hiện cận lâm sàng bác sĩ thấy thận ứ nước, dịch ở bể thận tăng âm kèm có sỏi thận hoặc sỏi niệu quản. Cấy nước tiểu, dịch dẫn lưu thận có chứa vi khuẩn.

Việt Nam hiện nằm trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu cao, hay còn gọi là “vùng sỏi thế giới”. Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở Việt Nam từ 2-12%, trong đó sỏi thận chiếm tới 40%.

Tuy nhiên có một thực tế đáng lo ngại là do bệnh phải điều trị dùng thuốc lâu dài khiến nhiều người có tâm lý sợ phải uống thuốc Tây nên đã tìm đến các bài thuốc nam truyền miệng, khiến tình trạng bệnh càng nặng thêm.

BS Liên cho biết người Việt có thói quen dùng thuốc nam tuy nhiên khi dùng không biết dùng đúng thì lợi bất cập hại. TS Liên tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị biến chứng suy thận, suy đa tạng do sử dụng thuốc nam trị bệnh sỏi thận.

Với những người bị sỏi thận, bác sĩ Liên khuyến cáo, người bệnh nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận như tán sỏi qua da, điều trị lấy sỏi thận qua rọ... tùy vào bệnh nhân bác sĩ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

Khánh Chi 

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !