Mắc ung thư từ thói quen xấu có ở hàng triệu người Việt

Vì tính chất công việc, một người đàn ông ăn uống không điều độ, có hút thuốc lá và uống rượu bia. Đây cũng chính là các yếu tố nguy cơ của căn bệnh ung thư thực quản.

Phát hiện ung thư sau khi giảm cân kéo dài

Suốt 1 tháng ăn uống kém, kèm theo giảm cân, ông N.T.T (58 tuổi) quyết định đến Bệnh viện Chợ Rẫy để tầm soát sức khỏe. Chia sẻ với bác sĩ, ông T. cho biết vì tính chất công việc nên bản thân ăn uống không điều độ, có hút thuốc lá và uống rượu bia.

Tại đây, ông T. được tiến hành thực hiện nội soi thực quản dạ dày, kết quả phát hiện ở đường Z thực quản (đoạn 1/3 dưới) có vết loét khoảng 8mm. Bác sĩ đã lấy mẫu tại vết thương tổn để sinh thiết. Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân bị ung thư thực quản.

Ê-kíp đã tiến hành hội chẩn các chuyên gia và thống nhất phương pháp điều trị, chỉ định bệnh nhân nhập viện. Tại khoa Ngoại tiêu hóa của Bệnh viện Chợ Rẫy, ông T. được tiến hành phẫu thuật thành công. Sau 2 tháng, bệnh nhân được tái khám và ghi nhận tình trạng ổn định, hồi phục hoàn toàn, có thể quay lại với sinh hoạt bình thường.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Phùng Dũng Tiến, Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa, nối từ khoang miệng đến dạ dày, được chia làm 3 đoạn: trên, giữa, dưới. Theo Globocan, ung thư thực quản là bệnh lý gây tử vong phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới và thứ 9 tại Việt Nam.

THƯC QUAN.jpg
Nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện ung thư thực quản khi đi khám vì nuốt vướng, kho khan. Ảnh: GL.

Khả năng điều trị khỏi bệnh ung thư thực quản thường thấp, vào khoảng 25% nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã xâm lấn và di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu được tầm soát và phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công ung thư thực quản tốt hơn rất nhiều mà không cần điều trị tiếp hóa trị, gây tốn kém và mệt mỏi cho người bệnh.

Ung thư thực quản xuất hiện khi các tế bào thực quản phát triển bất thường không thể kiểm soát. Hai loại ung thư thực quản bao gồm ung thư biểu mô tế bào gai chiếm 95% và ung thư tế bào tuyến.

Yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản

Theo các bác sĩ, các yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản bao gồm:

Rượu và thuốc lá: Đây nguyên nhân chính gây ung thư thực quản biểu mô vảy tại vị trí 2/3 trên của thực quản, gặp ở cả châu Âu, Mỹ, Á. Hút xì gà và tẩu cũng tăng nguy cơ ung thư biểu mô vảy. Rượu mạnh làm tăng nguy cơ ung thư cao hơn bia và rượu vang.

Thói quen ăn uống: Chế độ ăn nhiều nitrosamin như thịt nướng, dưa cà muối… dễ dẫn đến ung thư thực quản. Ăn, uống đồ nóng, uống nước chè nóng (từ 60 đến 65 độ C, hoặc uống chè trong vòng 3 phút sau khi pha) làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư thực quản biểu mô vảy.

Trào ngược dạ dày thực quản: Nguy cơ ung thư thực quản tăng thêm khi người bệnh có triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

Béo phì: Nguy cơ ung thư biểu mô tuyến tăng 1,52 lần với BMI 25-30, nguy cơ càng tăng khi BMI tăng lên. Ngoài ra, các bệnh tăng tiết axit dạ dày, cắt túi mật có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản biểu mô tuyến.

Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm bệnh co thắt thực quản, tiền sử cắt dạ dày, viêm dạ dày thể teo đét, HPV, bệnh tăng tạo chai lòng bàn tay, bàn chân, dùng thuốc Biphosphonate và mắc ung thư đường hô hấp trên. 

Hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện ở giai đoạn muộn với các triệu chứng như nuốt vướng, nghẹn tăng dần, ho khàn tiếng do khối u xâm lấn vào tổ chức lân cận.

Giai đoạn này thường khó phẫu thuật được, điều trị hóa xạ trị đồng thời thường được chỉ định nhưng tiên lượng xấu. Việc bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám bệnh ở giai đoạn muộn khiến hiệu quả của việc chữa bệnh bị giảm rất nhiều.

Độ tuổi thường gặp nhất mắc căn bệnh này là khoảng 50 đến 60 tuổi. Yếu tố nguy cơ chính của ung thư thực quản là lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá và thói quen ăn uống nóng.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Lâm Việt Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, ung thư thực quản là bệnh lý thường gặp ở nam giới và cao gấp 3-4 lần ở nữ giới. Dù vậy, phẫu thuật và điều trị ung thư thực quản vẫn luôn là một thử thách đối với ngoại khoa nói riêng và y học nói chung. 

9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúm

Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.

Bỏ một thói quen làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ hút thuốc làm giảm 30-40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, ngăn ngừa các biến chứng.

3 thực phẩm có thể giúp bạn thêm 10 năm tuổi thọ

Ăn thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và trái cây có thể tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ.

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Rau sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?

Ăn rau sống hay nấu chín nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn tùy từng loại thực phẩm và cách chế biến.

Đang cập nhật dữ liệu !