Mắc mùng ngủ chờ làm hồ sơ trước văn phòng đất đai ở Cam Lâm

Người dân dậy từ 1-2h sáng đến trước văn phòng đất đai huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) để xếp hàng, lấy số thứ tự, trong khi chính quyền thiếu nhân lực, làm cả cuối tuần vẫn không xuể.

Cả tháng nay, trước cửa Chi nhánh Văn phòng quản lý đất đai và bộ phận một cửa thuộc UBND huyện Cam Lâm, luôn có hàng chục người thức trắng đêm để xếp hàng, lấy số thứ tự làm hồ sơ liên quan đất đai. Nhiều người mang cả võng, mùng mền và bạt để “xí chỗ” cho buổi lấy số thứ tự lúc 7h sáng.

Đi làm hồ sơ lúc 0h

2h sáng, ông Tạ Hồng Sơn - ngụ Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm - mang theo bạt đến trước cổng Chi nhánh Văn phòng đất đai huyện Cam Lâm. Trên tay ông Sơn là bộ sơ xin tách thửa.

“Mình đến sớm mà có người còn sớm hơn. Đi sớm để lát mở cửa mình được ưu tiên lấy số thứ tự trước. Đến muộn tí hết số, ngày mai quay lại, người đi làm hồ sơ đất đai đông quá”, ông Sơn cho biết.

sot dat o Cam Lam anh 1

Nhiều người dân gần như thức trắng đêm để "xí chỗ" kịp sáng sớm bốc số thứ tự làm hồ sơ đất đai. Ảnh: Xuân Hoát.

Theo ông Sơn, hôm trước đi lúc 6h30 sáng, nhưng khi đến thì hết số thứ tự nên phải về. “Đi làm mới biết cảnh khổ cực vì phải chen lấn bốc số thứ tự. Nhiều người ở xa phải chờ rất lâu mới đến lượt. Mình lợi thế ở gần nên đỡ vất vả, chỉ mất ngủ thôi”, ông Sơn nói thêm.

Tương tự, anh Võ Quang Hòa - ngụ Cam Lâm - người đã có 2 lần làm hồ sơ ‘hụt’ nên có kinh nghiệm.

“0h, tôi đã đến trước cổng chi nhánh văn phòng đất đai. Mình cần chuyển đổi đất sang thổ cư, lúc đầu tính nhờ dịch vụ nhưng đang rảnh vụ xoài nên tranh thủ đi luôn. Mấy lần trước cũng đi sớm nhưng khi đến thấy đông nghịt, sáng nay đến sớm hơn không biết lúc mở cửa còn số cho mình bốc không”, anh Hòa lo lắng.

Theo người dân, số người đi làm thủ tục liên quan đất đai rất đông, nhưng mỗi ngày Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cam Lâm chỉ nhận giải quyết 60 bộ hồ sơ.

“Đi trễ coi như buổi sáng công cốc, phải chờ qua ngày hôm sau. Nhiều người tôi thấy có mặt ở đây 3-4 hôm rồi mà vẫn chưa làm xong hồ sơ”, anh Hòa nói.

Tại bộ phận một cửa UBND huyện Cam Lâm, thời gian qua cũng rất đông người dân đến làm các loại hồ sơ liên quan đất đai.

Ghi nhận tại đây cho thấy có hàng chục người nằm la liệt chờ đợi, một số người sau khi bốc được số thì tranh thủ ngủ vì đã thức cả đêm.

“Thức đêm mệt lắm, nhưng bốc được số là mừng rồi, chợp mắt tí đến lượt vào nộp hồ sơ. Đa số người ở đây đều đi làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc tách thửa, làm sổ đỏ”, ông N. một người dân cho hay.

Một số người dân đi làm hồ sơ cho biết nếu nhờ bên dịch vụ (cò dịch vụ) sẽ nhanh hơn, nhưng tốn chi phí. “Nhiều người có tiền nhờ dịch vụ thì đỡ vất vả hơn. Họ làm nhanh hơn nhưng tốn không ít phí nên mình chọn cách tự đi làm vì cũng đang rảnh vụ xoài”, ông N. cho hay.

Tiếp nhận tối đa hồ sơ cho người dân

Xác nhận vấn đề trên, lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cam Lâm thừa nhận từ khi có thông tin quy hoạch xây dựng khu đô thị sân bay ở Cam Lâm, thì xảy ra tình trạng người dân ồ ạt đi làm hồ sơ để tách thửa, dẫn đến tình trạng quá tải.

“Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022 đã có hơn 19.000 hồ sơ liên quan đất đai và nó bằng cả năm 2021. Trong khi một ngày chi nhánh chỉ giải quyết được 60 hồ sơ", vị lãnh đạo này nói.

"Hồ sơ quá nhiều anh em làm không hết, thậm chí làm cả ngày cả đêm, làm thêm cả thứ 7, chủ nhật cũng không xuể. Chi nhánh đã có văn bản gửi văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Khánh Hòa nhờ hỗ trợ, tăng cường thêm lực lượng để giải quyết. Trước mắt Văn phòng tỉnh đã nhận giải quyết gần 500 hồ sơ và cử thêm 3-4 người xuống hỗ trợ giúp chi nhánh rồi”, vị này nói thêm.

sot dat o Cam Lam anh 2

Người dân tranh thủ chợp mắt sau khi bốc được số thứ tự chờ đến lượt nộp hồ sơ. Ảnh: Xuân Hoát.

Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm Ngô Văn Bảo thông tin để giải quyết nhu cầu của người dân, địa phương sẽ tăng cường cán bộ ở bộ phận một cửa để xử lý kịp thời cho người dân.

"Huyện đã có chỉ đạo sẽ công bố công khai quy hoạch sử dụng đất, các dự án trên địa bàn một cách công khai để người dân nắm, tránh các tin đồn thất thiệt làm nhiễu loạn thông tin", ông Bảo nói.

Trao đổi với Zing, ông Trần Xuân Tây, Phó bí thư Thường trực huyện Cam Lâm, cho biết đã nắm tình hình người dân ồ ạt đi làm hồ sơ liên quan đất đai trên địa bàn.

“Nhu cầu làm hồ sơ của người dân là chính đáng, tuy nhiên vì quá nhiều nên xảy ra tình trạng tụ tập trước cổng cơ quan Nhà nước. Ngay khi nắm bắt tình hình, Huyện ủy đã chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng đất đai và bộ phận một cửa phải tiếp nhận tối đa hồ sơ của người dân, không giới hạn chỉ 50-60 hồ sơ/ngày như trước đây. Đồng thời, phải bố trí thêm nhân lực để giải quyết sớm nhất, nhanh nhất nhu cầu của người dân”, ông Tây nói.

Cũng theo Phó bí thư Thường trực huyện Cam Lâm, việc người dân tụ tập đông người trước trụ sở cơ quan Nhà nước sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, mỹ quan nên huyện đã giao công an căn cứ tình hình thực tế để kiểm soát, chấn chỉnh ngay.

"Sốt" đất nông nghiệp, nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền bất chấp rủi ro

"Sốt" đất nông nghiệp, nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền bất chấp rủi ro

Khi 'sốt' đất đổ bộ vào vùng quê thì không chỉ đất thổ cư, ngay cả những quỹ đất nông nghiệp cũng nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư. Giá rẻ, khả năng tăng giá chóng mặt… khiến các nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền.

Theo zingnews.vn

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.