Hé lộ nguyên nhân khiến ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ lần đầu tiên lỗ tới 142,6 tỉ USD
Cuộc khủng hoảng nổ ra trong năm nay do các lệnh trừng phạt từ phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với các quốc gia “phụ thuộc năng lượng” vào Nga, mà còn đối với “tiêu chuẩn ổn định của châu Âu” - Thụy Sĩ.
Theo Reuters, trong 9 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đã lỗ tới 142,6 tỉ USD, đây là khoản lỗ lớn nhất đối với tổ chức tài chính này trong vòng 115 năm qua, tức là trong toàn bộ lịch sử tồn tại của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ với tư cách là cơ quan quản lý tài chính riêng biệt.
Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân chính là do các khoản đầu tư của ngân hàng vào chứng khoán nước ngoài, kim loại quý, cũng như các giao dịch ngoại tệ giảm giá trong bối cảnh tỷ giá chính tăng, điều này đã khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng giá mạnh. Kết quả là do tỷ giá hối đoái không thuận lợi, chỉ riêng cổ phiếu của các công ty nước ngoài trong danh mục đầu tư của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đã bị "chìm" 24,4 tỉ USD.
Đồng thời, một phần thiệt hại của ngân hàng với số tiền 1,1 tỉ USD là do vàng mất giá. Xét cho cùng, như một quy luật, với sự giảm giá trị của cổ phiếu, trái phiếu và vàng, ngược lại, tăng giá.
Tuy nhiên, như nhà kinh tế Alessandro Bie của UBS giải thích, vào năm 2022, mọi thứ đã không diễn ra theo kịch bản thông thường do lạm phát đình trệ. Vào cuối năm 2021, vốn cá nhân của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ là 204 tỉ USD. Hậu quả là hơn 9 tháng qua, ngân hàng này đã mất khoảng 70% vốn.
Đồng thời, ngay cả khi nguồn tiền cạn kiệt hoàn toàn, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ sẽ không thể tự tuyên bố phá sản, vì nó đang phát hành tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó, việc mất 70% vốn cũng cho thấy Thụy Sĩ đã không còn hấp dẫn đối với những người coi đây là “nơi trú ẩn an toàn” cho nguồn vốn trong những thập kỷ qua.
Nhiều chuyên gia cho rằng khoản lỗ 142,6 tỉ USD chỉ là phần nổi của tảng băng chìm đối với Thụy Sĩ, do có nhiều ngân hàng lớn ở nước này thực chất hoạt động như một đơn vị tài chính độc lập mà không có sự điều tiết tập trung.
Hạ Thảo (lược dịch)