Luyện chữ đẹp, nhiều trẻ nhập viện

Người bảo cần, người nói không

Chị Hoàng Cẩm Anh (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) có cậu con trai mới vào lớp 1 tâm sự, dù mới là năm học đầu tiên nhưng hàng ngày con trai chị phải tập viết khá nhiều. Cháu không chỉ tập viết ở lớp mà buổi tối nào khi về nhà, cũng phải luyện viết thêm 1 trang vở nữa. Thời gian đầu khi viết bút chì, mỗi khi viết sai hay viết xấu, con trai chị Cẩm Anh lại tẩy đi viết lại, nhưng nay do đã viết bút mực nên khi viết bị lỗi cu cậu rất lo sợ thậm chí nhiều lần còn định xé vở: “Hầu như tối nào cháu cũng phải cặm cụi viết đến khuya nên hết kêu mỏi tay lại đau cổ. Tôi bảo con không cần viết nữa thì cháu khăng khăng viết hết vì sợ cô phạt. Cháu còn muốn đi luyện chữ thêm vì “các bạn trong lớp đã đi học hết, chữ đẹp nên toàn được cô khen”. “Chắc sẽ phải đăng ký cho con đi luyện chữ” – chị Cẩm Anh than phiền.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, một tuần 3 buổi, sau khi đón con ở trường về, chị Đào Thị Phương ở khu đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính, quận Thanh Xuân lại tất tả đưa cô con gái đang học lớp 2 đến trung tâm luyện viết chữ. Chị Phương cho biết, so với các bạn trong lớp, con gái chị chỉ đứng ở tốp giữa, chữ viết tuy rõ ràng nhưng chưa đẹp nên ảnh hưởng đến thi đua chung của lớp, bị cô phàn nàn suốt. “Tôi chỉ sợ nếu không được luyện chữ sớm, con sẽ viết cẩu thả rồi hỏng chữ nên đã đăng ký cho cháu luyện chữ thêm ở trung tâm. Cháu không thích nhưng không dám trái lời mẹ nên miễn cưỡng đi học. Thôi thì được chữ nào hay chữ đấy” – chị Phương lo lắng.

Luyện chữ đẹp, nhiều trẻ nhập viện - 1

Điều quan trọng nhất với trẻ khi tập viết là cầm bút và ngồi viết đúng tư thế.

Không nên làm khổ trẻ

Thông thường, vào cuối năm học, các phòng giáo dục sẽ tổ chức thi vở sạch chữ đẹp tại các trường. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa – một giáo viên Tiểu học quận Ba Đình đã nghỉ hưu cho rằng, để tìm được “gà nòi”, ngay từ đầu năm lớp 1, giáo viên chọn ra khoảng 3, 4 em có nét chữ đẹp để tập trung rèn. Do vở sạch chữ đẹp là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên và nhà trường nên nhiều thầy, cô đã phải tìm mọi cách để đạt được khiến cả cô và trò đều mệt nhoài. Để khắc phục tình trạng này, mỗi thầy cô cần hiểu rằng mục tiêu chính của môn Tập viết là thanh toán chữ xấu chứ không phải yêu cầu tất cả các em đều viết chữ đẹp. Do vậy, học sinh chỉ cần viết chữ đúng chính tả, ngữ nghĩa, đủ nét, đủ dấu là được. Nhà trường và phụ huynh chỉ nên coi viết chữ đẹp là một hoạt động ngoại khóa, khuyến khích học đối với những em có năng khiếu.

Cũng theo bà Hòa, không ai có quyền ép trẻ phải luyện chữ và các thầy cô cũng không đủ sức làm việc đó. Có một thực tế đáng buồn là không ít phụ huynh nhận thức về điều này không đầy đủ nên đã tìm mọi biện pháp bắt con phải ra sức luyện viết chữ đẹp. Điều này trở thành phản tác dụng bởi nếu bị o ép quá trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực, không muốn đến trường.

Còn theo bác sỹ Nguyễn Minh Hiếu – Bệnh viện E, việc phải luyện viết chữ thường xuyên, trong thời gian dài sẽ khiến mắt trẻ quá tải, ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực, dẫn đến cận thị, loạn thị. Bên cạnh đó, nếu ngồi không đúng tư thế, trẻ sẽ có nguy cơ bị đau cơ, ảnh hưởng tiêu cực đến xương, đặc biệt là cột sống.
Do vậy, với những trẻ chưa vào lớp 1, phụ huynh nên cho trẻ vừa học vừa chơi, nhận biết con chữ, con vật bằng những dụng cụ hoạt hình. Việc rèn chữ cho trẻ phải dựa trên khả năng của từng em chứ không nên gượng ép. Bởi với trẻ dưới 6 tuổi, hệ thống cơ xương khớp ở tay chưa phát triển thành thục nên việc luyện chữ nhuần nhuyễn theo các ô ly là rất khó khăn. Còn với trẻ đã đi học, việc phải luyện viết ngoài giờ sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, sợ đi học. Khi bị ép quá, trẻ thường biểu hiện căng thẳng, toát mồ hôi, đau bụng và ngủ mơ, lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

Theo Anninhthudo

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Đang cập nhật dữ liệu !