Lớp học 100% học sinh đỗ lớp 10 chuyên và song bằng ở Hà Nội

Mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2024 ở Hà Nội, lớp 9SB1 Trường THCS Cầu Giấy gây ấn tượng khi tất cả các học sinh của lớp đều đỗ lớp 10 chuyên và song bằng tú tài.

Cụ thể, qua thống kê, năm nay, tổng số lượt đỗ chuyên của cả lớp 9SB1 Trường THCS Cầu Giấy là 47 lượt, trong đó có 3 em đỗ 4 chuyên, 1 em đỗ 3 chuyên, 10 em đỗ 2 chuyên, 5 em chỉ thi song bằng tú tài và đều đỗ. Trong số 17 học sinh đỗ song bằng tú tài có 10 em đỗ vào Trường THPT Chuyên Hà Nội Am Hanoi-Amsterdam và 7 em đỗ vào Trường THPT Chu Văn An. 

Một số học sinh của lớp có thành tích nổi bật như Nguyễn Thái Minh được tuyển thẳng vào khối chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (bởi trước đó giành 2 giải Nhất thành phố môn Hóa học và Khoa học) và đỗ khối chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam. 

Hay em Nguyễn Như Mai đỗ hệ song bằng tú tài của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam và đỗ khối chuyên Anh của cả 3 trường: THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT Chuyên Ngoại ngữ và THPT Chuyên Sư phạm. Trước đó, Như Mai từng là học sinh lớp 8 đi thi học sinh giỏi cấp quận lớp 9 môn tiếng Anh. 

z5602514028691_3c4c9e5e3917e0b4aa3b917aba122eaa.jpg
Tập thể lớp 9SB1 cùng Hiệu trưởng Lê Kim Anh và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

Một học sinh khác đỗ vào nhiều khối chuyên của nhiều trường là em Lê Uyển Linh, gồm: đỗ song bằng tú tài Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, chuyên Tiếng Nga của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, chuyên Tiếng Anh của Trường THPT Chuyên Sư phạm và chuyên Tiếng Hàn của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. 

Hay em Đỗ Gia Huy, từng giành giải Nhì học sinh giỏi môn Hóa học cấp thành phố, đỗ chuyên Hóa học của cả 2 trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT Chuyên Nguyễn Huệ, được cấp học bổng 100% cho 3 năm học tại Trường THPT Newton. 

Em Nguyễn Thu Vân đỗ hệ song bằng tú tài của Trường THPT Chu Văn Anh và 3 khối chuyên gồm: chuyên Tiếng Anh của Trường THPT Chuyên Sư phạm, chuyên Tiếng Anh của Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, chuyên Tiếng Trung của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. 

Em Nguyễn Lê Diệu Thư đỗ khối chuyên Sinh học của cả 3 trường gồm: THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT Chuyên Sư phạm...

Điểm trung bình các môn thi vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội năm học 2024-2025 của lớp 9SB1 cũng rất ấn tượng với Toán đạt 8,63; Tiếng Anh đạt 9,51; Văn đạt 7,75.

Chia sẻ với VietNamNet, cô Nguyễn Thị Thu Hương, cô giáo chủ nhiệm và cũng là giáo viên dạy tiếng Anh của lớp 9SB1, cho hay, bản thân rất vui sướng vì kết quả các học trò đạt được. Tuy nhiên, kết quả trong kỳ vọng nên cô giáo cũng không quá bất ngờ.

“Tôi cũng đã kỳ vọng và nghĩ rằng, khả năng cả lớp đỗ chuyên và song bằng dù khó nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, bởi tôi hiểu khả năng của các học trò. Lớp học chương trình song bằng nhưng các em cũng rất khá các môn chuyên, nhất là các môn khoa học tự nhiên và tiếng Anh”, cô Hương chia sẻ.

z5602517402719_f37ca8a3d8757b17b835ae4f7fa3ec68.jpg
Cô Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 9SB1 Trường THCS Cầu Giấy cùng các học trò.

Cô Hương cho hay, đặc điểm của chương trình song bằng là sẽ bắt đầu năm học sớm hơn và kết thúc muộn hơn so với hệ chất lượng cao. Các học sinh sẽ học 42-43 tiết/tuần, có ngày học 9 tiết. Ngoài các môn học theo chương trình của Bộ GD-ĐT, học sinh lớp song bằng sẽ học thêm 14 tiết/tuần các môn Cambridge.

“Một đặc thù của các môn Cambridge là nhiều dự án cá nhân và nhóm; yêu cầu ngoài giờ học ở trường là học sinh phải tự tổng hợp kiến thức nên các em mất rất nhiều thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng đồng thời cũng rèn cho các em thói quen chịu áp lực cao, khả năng làm việc độc lập cũng như kỹ năng làm việc theo nhóm”, cô Hương nói.

Cô Hương nhận xét, các học sinh của lớp 9SB1 đều có nền tảng kiến thức tốt, trình độ khá đồng đều, có tinh thần tự giác cao và có và ý chí. Bên cạnh đó lớp cũng có sự đồng hành rất sát sao của các phụ huynh. 

“Lớp song bằng nhưng sức học các môn chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam của các em không hề thua kém các bạn học sinh hệ chất lượng cao”, cô Hương nói. 

Để đến được kết quả ngày hôm nay, theo cô Hương cũng nhờ tổng hòa nhiều yếu tố.

Cô Hương nhớ lại, lần đầu được giao làm giáo viên chủ nhiệm một lớp THCS lại là lớp song bằng, bản thân cô vô cùng lo lắng. Cô đã tìm hiểu và học hỏi rất nhiều từ các giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm khác, kết hợp với trải nghiệm của bản thân ở các bậc học và trường chuyên và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. 

“Ngay từ đầu cấp học, tôi đã cùng với các phụ huynh của lớp trao đổi và hướng tới các mục tiêu cụ thể cho từng năm học. Mục tiêu của 2 năm đầu là rèn nề nếp, xây dựng tinh thần lớp cũng như duy trì thói quen học tập nghiêm túc để có kiến thức nền tảng vững chắc. Các con có nề nếp rất tốt từ việc kê bàn ghế, vệ sinh lớp học, nếp ăn nếp ngủ đến bài vở… đồng thời cũng rất yêu trường yêu lớp, vui vẻ học tập không áp lực”, cô Hương kể. 

Năm học lớp 8, cô trò lớp 9SB1 tập trung vào các mục tiêu: hết học kỳ 1 hoàn thành việc định hướng thi chuyên/song bằng, tăng cường thể chất và trong hè rèn luyện nâng cao thể lực để chuẩn bị cho chặng đường “về đích”. 

“Với những quan sát, tìm hiểu và trải nghiệm của bản thân tôi và kinh nghiệm của nhiều phụ huynh, chúng tôi trao đổi rất kỹ về việc nên chọn chuyên hay chọn song bằng, chọn trường nào hay liệu có nên thi cả chuyên cả song bằng hay không. Từ cuối năm học lớp 8, tất cả các học sinh đã xác định rõ và kiên định với mục tiêu của mình.

Bước vào năm lớp 9, khi mọi thứ có vẻ như đã vào đúng vị trí, lại có những khó khăn như tâm sinh lý các con thay đổi rất nhiều. Một số bạn có những thăng trầm trong việc học dẫn đến mất niềm tin và nản chí. Nhưng may mắn là nhờ việc nắm bắt và trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh rất kịp thời và phụ huynh cũng rất hợp tác, đồng lòng cùng thầy cô trong việc dạy dỗ nên mọi thứ đều vào quỹ đạo”, cô Hương nói.

z5602517376384_71e0c2a232e77de791f35a2904338fc0.jpg

Cô Hương kể, xuyên suốt 4 năm THCS, bản thân cô vừa phải nghiêm khắc để duy trì kỷ luật lớp, vừa cần quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng từng học sinh để giúp các em giải tỏa khúc mắc và căng thẳng. Cô cũng thường xuyên khen thưởng cho tập thể lớp, tổ và cá nhân học sinh đạt kết quả tốt. Cô cũng hứa thưởng lớn nếu các học trò đạt kết quả tốt trong kỳ thi vào lớp 10 với môn tiếng Anh nói riêng và trong cả kỳ thi nói chung. 

Bên cạnh đó, theo cô Hương, kết quả trên cũng nhờ việc ở Trường THCS Cầu Giấy, các lớp được phân chia học sinh đều như nhau, không có lớp chuyên chọn. “Mỗi tháng ban giám hiệu đều họp với đối tác đào tạo song bằng và giáo viên chủ nhiệm các lớp để nắm bắt tình hình và chỉ đạo. Biết học sinh hệ song bằng vất vả, các thầy cô giáo bộ môn cũng luôn tận tình dạy dỗ, đặc biệt là năm học lớp 9”, cô Hương nói. 

“Mọi nỗ lực cố gắng giờ đây được đổi lại bằng việc các con đang vô cùng háo hức được nhận những phần thưởng xứng đáng, còn tôi vô cùng hạnh phúc và tự hào về học sinh của mình, vì tất cả những gì chúng tôi hướng đến đều đã trở thành hiện thực”, cô Hương chia sẻ thêm.

 

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !