Loạn phí ngân hàng

30% lãi của NH đến từ các loại phí và tăng thu phí. Phí NH đang bị “tận thu” quá mức, khiến các ông chủ DN đã bị “chóng mặt” vì lãi suất cao, nay lại thêm “hoa mắt” vì các khoản phí mà NH đưa ra.

Loạn phí ngân hàng

Loạn phí ngân hàng

Các nhà băng đang "tận thu" các loại phí bằng mọi cách

Ảnh: Nam Hoài

“Trăm hoa đua nở” các loại phí

Trong khi các DN đang phải chịu trăm thứ khó khăn “đổ” cùng một lúc: lãi suất vay NH cao, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng… thì nay còn phải chịu thêm nhiều khoản phí vô lý mà các NH khi giao dịch. Các khoản phí này đang khiến chi phí đầu vào của DN bị “đội” lên rất nhiều.

Thông thường, có ba loại phí cơ bản mà các NH đều áp dụng đối với khách hàng (cá nhân, DN…) là: phí thẩm định, phí thu xếp vốn, phí định giá tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các NH đang dựa trên nền tảng cơ sở đó và “đẻ” ra rất nhiều loại phí hoặc tăng phí để thu lời. Ở một NHTMCP cỡ vừa tại Hà Nội, phí quản lý tín dụng đang được tổ chức tín dụng này áp với khách vay kỳ hạn 3 tháng là 0,9%. Nghĩa là, ngoài mức lãi suất vay xấp xỉ 2%/tháng (tương đương 23,5%/năm) thì khách hàng vay phải chịu thêm 0,9% phí quản lý tín dụng. Chủ một DN chuyên sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm có trụ sở tại tỉnh Hải Dương tiết lộ, công ty ông vừa được giải ngân vay 1 tỷ đồng từ một NHTMCP trên địa bàn tỉnh, mức phí DN bị tính chiếm xấp xỉ 5%tổng số tiền vay (phí quản lý tín dụng là 0,8%, phí thẩm định là 1%, phí quản lý dư nợ 1,5%...). Vị giám đốc này tiết lộ, so với các NH khác trên địa bàn, mức phí mà DN ông phải “gánh” trong mỗi khoản vay còn rẻ hơn nhiều do DN và NH có mối quan hệ “thân tình”.

Chị Vân Anh – kế toán một công ty về bảo hiểm tại Hà Nội đã phát hoảng khi trong lần giao dịch gần đây với chi nhánh một NH lớn trên đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội), chi nhánh này quy định 6 loại phí đối với khách hàng DN. “Ngoài các loại phí cơ bản tôi biết, thì NH còn đưa ra nhiều loại phí rất “lạ tai” và khó hiểu, như: phí cam kết cung cấp có tiền, phí cam kết rút vốn theo cam kết, phí quản lý tín dụng ngoại tệ…. Chẳng hiểu NH dựa theo quy định nào mà đưa ra lắm loại phí thế”, chị Vân Anh thắc mắc.

Thắc mắc thế, nhưng khi khách hàng tới giao dịch với NH đều phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, vì nếu không đóng phí có thể NH sẽ không giải ngân khoản vay nữa. Ông Nguyễn Hoài Bắc – Tổng giám đốc Công ty IQLinks Việt Nam cho hay, các khoản phí NH DN phải chịu nhiều tới nỗi ông chả buồn mà ngồi thống kê, vì nếu có làm cũng “chẳng làm gì được họ”. “Khi thành lập DN thì bắt buộc DN phải có tài khoản mở tại các NH để giao dịch … lúc này NH sẽ dùng các lý do, lý lẽ mà luật không quản để tăng các khoản thu về cho họ, DN không có quyền lựa chọn hay phản kháng”, ông Bắc nói và tỏ ra bức xúc “Hoàn cảnh bây giờ DN chỉ dám nghĩ làm sao kéo dài và duy trì được hoạt động là tốt rồi, đằng này NH lại lợi dụng những kẽ hở và thu những khoản lời khổng lồ, nhằm thu lợi cho họ và nhóm lợi ích của họ”.

Tại cuộc hội thảo do Bộ Tài chính tổ chức mới đây, một quan chức Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cũng phải tỏ ra ngạc nhiên vì các loại phí của NH. Năm 2010, tốc độ gia tăng giao dịch DN tăng gấp 10 lần, cá nhân tăng gấp 3 lần so với năm 2008. Đáng lý, số lượng giao dịch càng nhiều, chi phí càng phải giảm để thu hút khách hàng, thì đằng này phí NH vẫn mãi tiếp diễn điệp khúc năm sau cao hơn năm trước, phí năm sau được “đẻ” ra nhiều loại hơn năm trước… Thông qua các hình thức tăng phí, tăng biểu thu phí… khối NH đang thu một khoản lợi không nhỏ. Ước tính, các loại phí chiếm tới 30% trong số lợi nhuận khổng lồ của khối NH.

Phí bị cào bằng tới bao giờ?

Về mặt nguyên tắc, NH cũng chỉ là một DN, và mục tiêu cuối cùng của NH vẫn là thu hút vốn nhàn rỗi trong dân, từ các tổ chức kinh doanh,.. để cho vay lại là kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, chuyện các NH đua nhau đưa ra các khoản phí, biểu phí NH… đến mức “loạn” như hiện nay thì lại là câu chuyện đáng bàn.

Theo thông lệ quốc tế việc NH thu phí trong giao dịch là đương nhiên, bởi NH và khách hàng được gắn với nhau dựa trên nguyên tắc chia sẻ, trách nhiệm và các loại phí được sẽ được tính riêng, không “gộp” vào lãi suất vay của cá nhân, DN. Thế nhưng, tại Việt Nam, khi một DN đến vay NH thì tất tần tật lại được “cộng gộp” vào trong lãi suất.

Chuyên gia tài chính Lê Đức Thúy nhìn nhận, nếu nói NH đang “tận thu” từ các khoản phí thì cũng chỉ một phần đúng. Theo quan điểm của ông Thúy, thì trong hoàn cảnh NH bị áp mức trần quy định huy động không được vượt quá 14%/năm, trong khi thực tế mức huy động phải 17-18%/năm, thì đầu ra lãi suất không thể rẻ hơn 22%/năm (thậm chí có nhiều khoản vay lãi suất đắt hơn 22%/năm) thì buộc các NH phải dựa vào các khoản phí để bù đắp chi phí.

TS. Lê Xuân Nghĩa – Phó chủ tịch Ủyban Giám sát tài chính quốc gia:

“Nếu vẫn còn quy định hành chính (lãi suất huy động trần 14%/năm), thì NH rất khó giảm bớt tình trạng mua rẻ, bán đắt. Và để bù đắp chi phí, NH buộc phải đưa ra rất nhiều khoản phí đối với khách vay, như: phí quản lý tín dụng, phí thu xếp vốn, phí thẩm định tài sản… Không thể yêu cầu NH tự lấy lãi ít đi để chia sẻ với DN. Tôi nghĩ thị trường chia khá công bằng, tính ra NH có lãi hơn 10% và DN lãi khoảng 11%.

Phí có tăng vài phần trăm cũng chưa chắc đã bù được phần chênh lệch huy động cao hơn so với trần lãi suất quy định. Trong khi tỷ suất lợi nhuận (tổng lợi nhuận/vốn tự có) mới đánh giá được chính xác con số lợi nhuận của NH” – ông Thúy nói và cho rằng, cách tốt nhất là để thị trường tự điều tiết, chứ Nhà nước không nên bằng các biện pháp hành chính để phân bổ thị trường như hiện tại.

Cũng cho rằng phải có một cơ chế giám sát đặc biệt, chặt chẽ hơn, PGS. Tô Ngọc Hưng – Giám đốc Học viện Ngân hàng bày tỏ, việc thu các khoản phí là đúng, nhưng phải được tính toán lại cho hợp lý trong điều kiện dịch vụ, sản phẩm… của từng NH. “Nguyên tắc của cơ chế lãi suất mới là điều hành lãi suất cơ bản theo Luật NH Nhà nước và Bộ luật Dân sự để các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất thương mại. Lãi suất này tách bạch với các khoản phí. Nếu các NH thương mại thu phí, thì phải thực hiện theo Pháp lệnh Phí và lệ phí. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý là Bộ Tài chính và NH Nhà nước cần sớm nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể, tránh sự chồng chéo, các NH tự ý đưa ra mức phí và lách luật để thu lời cho riêng mình” – ông Hưng nêu quan điểm.

Thực tế, câu chuyện nở rộ phí NH vẫn là câu chuyện cũ, mà chưa tìm được lời giải thỏa đáng. Các NH vẫn đang lợi dụng những khe hở chính sách và cào bằng các loại phí, mức phí với tất cả đối tượng khách hàng. Nghịch lý ở chỗ, trong khi nhiều NH công bố lãi lớn trong 6 tháng đầu năm và quy định nhiều khoản phí vô lý, thì các DN lại đang “chật vật” bám trụ qua ngày. Thậm chí, nhiều ông chủ DN thậm chí còn phải bán cả tài sản cá nhân để “đập” vào DN, những mong có thể duy trì được sản xuất và vượt qua được khó khăn. Một lần nữa, vấn đề đạo đức kinh doanh, sự sẻ chia của khối NH trong các chính sách đối với DN lại được dư luận nhắc tới.

Hoài Thu

Ảnh: Nam Hoài

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.