Liệu Đức có thể thực hiện mô hình ‘ba đảng cùng cai trị’?
Người Đức đã quen với sự ổn định, kể cả trong chính trị, nhưng kỷ nguyên 16 năm của bà Merkel đã kết thúc. Nước Đức sẽ ra sao sau khi bà không còn lãnh đạo?
Kết quả của cuộc bầu cử được tổ chức vào Chủ nhật (26/9) đã gây bất ngờ cho nhiều người, khi đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Quốc hội liên bang khoá 20 sau khi tất cả số phiếu đã được kiểm. Lần đầu tiên sau nhiều năm, SPD đã trở lại là chính đảng mạnh nhất ở Đức.
Thông tin từ trang web của Cơ quan Bầu cử liên bang cho thấy, SPD đã nhận được 25,7% số phiếu ủng hộ. Sau 16 năm cầm quyền của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel, đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) về thứ hai khi nhận được 24,1% số phiếu, con số thấp kỷ lục. Đảng Xanh được 14,8%, kết quả cao nhất trong lịch sử của đảng này và trở thành chính đảng mạnh thứ 3 ở Đức.
Chuyên gia Cui Hongjian, Giám đốc Khoa Nghiên cứu Châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc cho biết, theo trình tự bầu cử ở Đức, nếu đảng Dân chủ Xã hội đạt được thỏa thuận về quản trị chung với hai đảng còn lại, chính phủ mới của Đức sẽ lần đầu tiên được thành lập dưới hình thức “liên minh ba đảng”.
Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) đã giành chiến thắng sít sao trước liên minh CDU/CSU của Thủ tưởng Angela Merkel. (Ảnh: Reuters) |
Theo ông Hongjian, lý do mà sự liên kết như vậy khó được dự đoán trước cuộc bầu cử là thứ nhất, có một tình huống trong đó CDU/CSU, đảng Xanh và SPD thay nhau dẫn đầu trong các cuộc thăm dò và những biến động trong tâm trạng của người dân Đức. Rõ ràng cơ cấu quyền lực, nơi hai chính đảng mạnh nhất cả nước dần dần bị thay đổi.
Thứ hai, người dân vẫn cảm thấy khó khăn khi từ bỏ 16 năm ổn định chính trị dưới thời bà Merkel tạo ra và chấp nhận thực tế chính trị ngày càng bất ổn như hiện nay ở Đức. Kết quả bầu cử là hoàn toàn bất ngờ, vì những thay đổi trong tình hình chính trị ở Đức có thể được bắt nguồn từ ngày nay. Hiện tượng phân hóa chính trị, có thể được gọi là “đa đảng cùng tồn tại, trong đó các đảng phái lớn không khác nhau về sức mạnh và các đảng nhỏ không thua kém các đảng lớn về nguồn lực”. Lần đầu tiên hiện tượng này xuất hiện trong cuộc bầu cử năm 2017 và thể hiện với sức sống mới trong cuộc bầu cử năm nay.
Thực tế của môi trường chính trị Đức, khi “nền tảng của đảng lớn đang mong manh và vị thế của đảng nhỏ ngày càng ổn định”, sẽ được phản ánh trực tiếp ở các cuộc đàm phán trong tương lai về việc thành lập nội các bộ trưởng. Sự nhất quán trong chính sách của các chính đảng, sự sẵn sàng thỏa hiệp với nhau và thỏa thuận phân chia quyền lực trong chính phủ mới là những yếu tố chính quyết định sự thành công của các cuộc đàm phán trong tương lai về việc thành lập nội các bộ trưởng.
Chuyên gia người Trung Quốc cho rằng, đảng Dân chủ Xã hội Đức không có ý định “mãi mãi đứng thứ hai” và là cái bóng của CDU, đang mong muốn giành được toàn quyền sau các cuộc bầu cử, trong khi CDU/CSU chưa sẵn sàng chấp nhận tình trạng này và từ chức. Do đó, SPD có khả năng cao sẽ thỏa hiệp giữa đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP). Điều này có thể sẽ được cả hai bên sử dụng để tăng yêu cầu trong quá trình đàm phán về việc thành lập nội các.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz (đứng giữa vẫy tay), ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng Đức của SPD. (Ảnh: AP) |
“Như vậy, kết quả của các cuộc đàm phán về nội các bộ trưởng sẽ được phản ánh trong việc phân bổ quyền lực trong chính phủ mới và trọng lượng của lá phiếu của mỗi đảng trong việc ra quyết định”, ông Hongjian bình luận.
Sau 16 năm của kỷ nguyên bà Merkel, cả chiến dịch tranh cử và cấu trúc chính trị sau bầu cử của các đảng phái đều cho thấy rằng, động lực thay đổi và nhu cầu ổn định của người dân Đức ít nhất là mạnh mẽ hơn trước.
Mặc dù nguyên tắc chỉ đạo của các đảng chính trị chính vẫn là “theo đuổi sự thay đổi trong khi duy trì sự ổn định”. Tuy nhiên, hợp tác ba đảng của chính phủ mới khó có thể tránh được sự phân tách quyền lực theo cách mà “các đảng nhỏ dẫn dắt sự thay đổi và các đảng lớn chịu trách nhiệm duy trì sự ổn định”, điều này sẽ nâng cao hơn nữa “trò chơi chính trị và cạnh tranh trong chính phủ mới”.
Hình thức chính trị của Đức sẽ như thế nào là một câu hỏi cần được quyết định bởi chính phủ mới trong tương lai. Hiện tại, Đức có các điều kiện kinh tế, xã hội cơ bản, đồng thời vẫn có tiềm năng to lớn trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch và giải quyết các thách thức của cuộc cách mạng công nghệ mới.
“Nếu có thể phân biệt rõ ưu và khuyết điểm và giữ vững lập trường trong môi trường quốc tế biến động không ngừng, không đơn phương độc mã ‘cạnh tranh địa chính trị’, Đức sẽ lại có cơ hội bước vào ‘kỷ nguyên ổn định lâu dài và phát triển nhanh chóng như dưới thời bà Merkel’. Trong tình hình chính trị hiện nay, đây nên là điều mà Đức cần phải phấn đấu”, chuyên gia Hongjian kết luận.
Cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu
Theo Bloomberg, giá khí đốt châu Âu đã tăng gần 500% trong năm qua và đang giao dịch với mức giá gần mốc kỷ lục.
Thanh Bình (lược dịch)