Những khoảnh khắc mang tính biểu tượng của bà Merkel

Hôm 26/9, hơn 60 triệu cử tri Đức đã bắt đầu đi bầu Quốc hội mới, quyết định ai sẽ là người đứng đầu chính phủ, kế nhiệm Thủ tướng Angela Merkel.

Bà Merkel (67 tuổi) đảm nhiệm chức thủ tướng vào năm 2005, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo chính phủ Đức. Trong 4 nhiệm kỳ của mình, bà Merkel đã phải đối mặt với những thách thức khó khăn, bao gồm suy thoái kinh tế toàn cầu, dòng người di cư ở biên giới Liên minh châu Âu (EU) và cuối cùng là đại dịch Covid-19.

Từ sau Thế chiến 2, bà Merkel là thủ tướng tại nhiệm lâu thứ 2, chỉ sau cựu Thủ tướng Helmut Kohl (1982-1998). Sau cuộc bầu cử, bà vẫn sẽ tiếp tục tại vị cho đến khi chính phủ mới được thành lập và Hạ viện bầu ra thủ tướng mới.

Thông thường, đảng có nhiều phiếu nhất sẽ liên kết với các đảng khác để lập chính phủ. Cuộc bầu cử gần nhất diễn ra vào tháng 9/2017 nhưng đến tận tháng 2/2018, chính phủ mới mới được thành lập. Nếu vẫn làm thủ tướng đến ngày 17/12, bà Merkel sẽ vượt qua kỷ lục của ông Kohl.

Trước đó, bà Merkel quyết định không tranh cử nhiệm kỳ thứ 5 trong cuộc bầu cử diễn ra hôm 26/9. Bà trở thành thủ tướng đương nhiệm đầu tiên quyết định không tái tranh cử từ năm 1949.

Tính đến thời điểm hiện tại, bà Merkel là thủ tướng tại vị lâu nhất ở châu Âu, đã từng làm việc với 4 đời tổng thống Pháp, 8 đời thủ tướng Italy và 5 đời thủ tướng Anh.

Theo bình chọn của Tạp chí Forbes năm 2006, Thủ tướng Merkel đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Vị trí này được bà duy trì trong 13 năm tiếp sau đó. Năm 2015, bà Merkel được Tạp chí Time bầu chọn là “Nhân vật của năm” nhờ nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Sau đây cùng nhìn lại những khoảnh khắc mang tính biểu tượng của bà Angela Merkel:

{keywords}
Thủ tướng Đức Angela Merkel ăn mừng bàn thắng do hậu vệ Philip Lahm ghi trong trận đấu Euro 2012 giữa Đức và Hy Lạp tại sân vận động Gdansk của Ba Lan, ngày 22/6/2012.
{keywords}
Hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu trước người dân nhân dịp năm mới từ năm 2005-2020.
{keywords}
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Nữ hoàng Anh Elizabeth II tham dự một cuộc triển lãm tại Technische Universität Berlin (Đại học Kỹ thuật Berlin), ngày 24/6/2015.
{keywords}
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, Thủ tướng Phần Lan Juha Sipila và Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách đối ngoại và an ninh Federica Mogherini chụp ảnh chung tại Brussels, trong Hội nghị thượng đỉnh của EU về Brexit, ngày 22/3/2019.
{keywords}
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong hội nghị thượng đỉnh G7.
{keywords}
Bà Angela Merkel, khi còn là Bộ Môi trường Đức leo lên một toa xe lửa vào ngày 23/3/1995.
{keywords}
Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thái tử Maroc Moulay Hassan, Quốc vương Maroc Mohammed VI, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Đệ nhất phu nhân Melania Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, phu nhân Brigitte Macron, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tướng Peter Cosgrove trong một buổi lễ kỷ niệm Thế chiến I ở Paris, ngày 11/11/2018.
{keywords}
Thủ tướng Đức Angela Merkel chào đón Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Cung điện Herrenhausen ở Hannover, Đức, ngày 24/4/2016.
{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel trò chuyện trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, ngày 7/7/2017.
{keywords}
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi trong cuộc họp báo tại Paris, ngày 4/10/2008.
{keywords}
Hình ảnh ghép cho thấy Thủ tướng Đức Angela Merkel khoanh tay trước áo khoác với nhiều màu sắc khác nhau trong các sự kiện công cộng. Những bức ảnh được chụp từ tháng 8/2004 đến tháng 9/2021.
Bà Angela Merkel, sinh ngày 17/7/1954 tại Hamburg, Tây Đức. Nhưng bà Merkel lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở Đông Đức, ở phía Bắc Berlin. Cha bà là một mục sư giáo hội Luther, và cũng là một mục tiêu giám sát của cơ quan an ninh. Vì thế Merkel đã sớm nhận thức được việc “không đặt bản thân mình hoặc gia đình vào trung tâm” để gây chú ý.

Bà Merkel học xong trung học (1973) ở Templin, Đông Đức và nhận bằng cử nhân vật lý (1978) tại Đại học Karl Marx (nay là Đại học Leipzig). Sau đó, bà làm việc tại Viện Hóa lý Trung ương của Viện Hàn lâm Khoa học ở Đông Berlin, bà nhận bằng tiến sĩ (1986) cho luận án về hóa học lượng tử.

Khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, bà Merkel với tấm bằng tiến sĩ hóa học lượng tử, làm công việc nghiên cứu. Không lâu sau, bà rời bỏ nghiên cứu khoa học để gia nhập một nhóm chính trị mới thành lập trong khu phố của mình, lặng lẽ bắt đầu sự nghiệp chính trị. Bà vươn lên trên chính trường Đức bằng sự thông minh hoàn hảo cùng một loạt kế hoạch và chiến thuật đúng thời điểm, để trở thành thủ tướng Đức vào năm 2005.
Pfizer tiết lộ ‘sốc’ về hiệu quả của vắc xin Covid-19

Pfizer tiết lộ ‘sốc’ về hiệu quả của vắc xin Covid-19

Công ty Pfizer của Mỹ, cùng với BioNTech của Đức đã tạo ra vắc xin mRNA ngừa Covid-19, mới đây đã công bố dữ liệu nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vắc xin đã giảm đáng kể theo thời gian. 

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !