Liên tiếp có ca mắc Covid-19 từ BV Việt Đức chuyển sang, có sự lây chéo tại BV Thanh Nhàn?

Trong những ngày qua, tại BV Thanh Nhàn ghi nhận các ca mắc Covid-19 là người nhà, người bệnh từ BV Việt Đức chuyển sang. Liệu có hay không sự lây chéo tại đây?

{keywords}
Liên tiếp ghi nhận các ca mắc Covid-19 từ BV Việt Đức chuyển sang, có sự lây chéo tại BV Thanh Nhàn?(ảnh TTXVN)

Tính đến tối 14/10, chùm ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ ngày 30/9 đã ghi nhận tổng số 88 ca mắc tại Hà Nội. Trong đó, 36 bệnh nhân là người nhà chăm sóc bệnh nhân; 43 người là bệnh nhân điều trị trong bệnh viện; 6 bệnh nhân là nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện và 3 trường hợp là đối tượng khác.

Được biết, Bệnh viện Thanh Nhàn được giao đón 400 người nhà, bệnh nhân từ BV Việt Đức chuyển sang. Tuy nhiên, theo số liệu từ CDC cung cấp, tính từ ngày 9/10 đến ngày 14/10, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, một trong 2 Bệnh viện của Hà Nội tiếp nhận người nhà, bệnh nhân từ BV Việt Đức chuyển sang đã ghi nhận gần 40 trường hợp dương tính.

Câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn phải chăng có sự lây nhiễm chéo tại Bệnh viện Thanh Nhàn?  Bởi cũng được chuyển bệnh nhân và người nhà từ BV Việt Đức sang nhưng BV đa  khoa Đức Giang và BV ĐH Y Hà Nội lại không xảy ra tình trạng ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 mới như tại BV Thanh Nhàn.

Tối 14/10, trao đổi với phóng viên Infonet, PGĐ BV Thanh Nhàn Ths. Bs Nguyễn Thành Vinh cho biết việc cách ly tại bệnh viện rất chặt theo chỉ đạo của Sở và CDC thành phố.

Theo BS Việt, trước đây BV Thanh Nhàn bố trí 5 tầng cho việc đón bệnh nhân, người nhà bệnh nhân từ Bệnh viện Việt Đức chuyển về. Đến ngày thứ 2 đón bệnh nhân từ BV Việt Đức chuyển về thì bắt đầu xuất hiện F0 tại tầng 6 của khu này.

Trưa 9/10, Bệnh viện Thanh Nhàn ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 đều là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Việt Đức sang. Tối cùng ngày, Sở Y tế xuống làm việc chỉ đạo ngay lập tức, bệnh viện cũng mời CDC Hà Nội làm việc trực tiếp với bệnh viện để hướng dẫn giãn cách, phân luồng, cách ly.

Ông Vinh cho biết, đến thời điểm này đối với bệnh nhân không có yếu tố liên quan đến F0 đã được bệnh viện cho ra viện gần hết và có sự giám sát của CDC địa phương.

Hiện còn khoảng hơn 100 bệnh nhân, người nhà người bệnh. Bệnh viện đang phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô để chuyển bớt sang các cơ sở cách ly tập trung do đơn vị này quản lý nhằm giãn cách tối đa.

“Bệnh viện đã gửi công văn và chờ Bộ Tư lệnh Thủ đô cho ý kiến, hy vọng ngay trong tối hôm nay sẽ chuyển 87 người. Nếu được tiếp nhận thì tại viện chỉ còn 70 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân”, ông Vinh cho biết.

Theo ông Vinh việc chuyển sang khu cách ly tập trung là do bản thân người bệnh và nguyên nhân nữa là do bệnh viện chỉ thực hiện cách ly đối với những bệnh nhân có chỉ định phải chăm sóc y tế. Theo đó, gần 70 bệnh nhân từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang được để lại đều là những bệnh nhân cần phải chăm sóc y tế (ví dụ bệnh nhân sau mổ phải thay băng, điều trị các bệnh người ta đang mổ xong chưa phục hồi…) không thể đưa ra được khu cách ly tập trung.

Còn số người chuyển cách ly tập trung là những người người khỏe mạnh bình thường, đã khỏi bệnh thì theo quy định của Bộ y tế bắt buộc phải ra cách ly tập trung.

“Những trường hợp dương tính tại BV Thanh Nhàn được ghi nhận tại tầng 6. Không dám khẳng định 100% lây ở Bệnh viện Thanh Nhàn bởi vì về dịch tễ thì sau 14 ngày vẫn có thể mới bắt đầu dương tính.

Trong khi số này từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang chưa đủ 14 ngày (BV Thanh Nhàn đón ngày 6/10).

Chúng tôi cũng đã đặt vấn đề có sự lây chéo tại bệnh viện hay không tại buổi làm việc với CDC, Sở Y tế Hà Nội. CDC cũng đã phân tích, chúng tôi không dám khẳng định. Nhưng sau đó, Sở Y tế, CDC cũng đã yêu cầu giãn cách theo đúng quy định.

Ngay tối xuất hiện 5 ca F0 tại bệnh viện (9/10), CDC đã xuống hướng dẫn Bệnh viện phân luồng sắp xếp buồng bệnh, giãn cách ngay lập tức.

Theo đó, trước đây cho cả 5 tầng là bệnh nhân thì sau đó cho ra viện với những bệnh nhân, người nhà người bệnh đủ điều kiện. Mặt bằng đấy (các tầng 7,8,9) được chuyển hết bệnh nhân từ tầng 6 lên nhằm đảm bảo giãn cách.

"Việc sắp xếp phòng có sự tư vấn của CDC Hà Nội nhằm điều tra dịch tễ, tiếp xúc để phân luồng cho chính xác", PGĐ BV Thanh Nhàn Nguyễn Thành Vinh nhấn mạnh.

N. Huyền

Tiêm vắc xin Covid-19 xong không còn kháng thể có ảnh hưởng không?

Tiêm vắc xin Covid-19 xong không còn kháng thể có ảnh hưởng không?

Theo các chuyên gia, người sau tiêm vắc xin hay đã từng mắc Covid-19 nếu kháng thể quá thấp hoặc bằng 0 thì cũng không cần lo quá vì cơ chế bảo vệ cơ thể còn từ các tế bào nhớ.    

Chuyên gia dự báo gì khi Hà Nội cho phép nhà hàng, quán ăn, cà phê được phục vụ tại chỗ

Chuyên gia dự báo gì khi Hà Nội cho phép nhà hàng, quán ăn, cà phê được phục vụ tại chỗ

“Người dân sẽ đến nhà hàng, quán ăn, quán cà phê đông sau khi Hà Nội cho phép mở cửa phục vụ khách tại chỗ, do đó nguy cơ có thể tăng trong thời gian tới”.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

37 công nhân bị ngộ độc methanol, một người tử vong

Nhiều công nhân ở Bắc Ninh bị ngộ độc methanol sau khi tiếp xúc với cồn trong quá trình làm việc. Trong đó, một người đã tử vong.

Chọn màu món ăn bổ dưỡng từng bộ phận cơ thể

Cá hồi có màu hồng tốt cho não, cà rốt màu cam giúp mắt nhìn rõ hơn trong bóng tối.

Muốn tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ đừng bỏ qua 6 bí quyết này

Làm thế nào để cải thiện chiều cao cho các bé là câu hỏi thường gặp của nhiều bậc phụ huynh. Chiều cao của trẻ phát triển mạnh trong một thời kỳ nhất định, bỏ qua giai đoạn này, trẻ sẽ mất đi cơ hội phát triển chiều cao tối ưu.

Chó lên cơn co giật sau khi cắn nhân viên phòng khám thú y

Khi chăm sóc, điều trị chó tại phòng khám, chị T. bị con vật cắn vào tay. Sau đó, con chó này có biểu hiện co giật, tự cắn lưỡi, chảy máu miệng rồi chết.

Đang cập nhật dữ liệu !