Liên hoan ca trù 2012: Bảo tồn làn điệu ca trù cổ

Sáng ngày 20/12, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã diễn ra liên hoan ca trù 2012 với sự tham gia của nhiều câu lạc bộ ca trù nổi tiếng.

Đây là liên hoan ca trù lần thứ 2 được tổ chức nhằm bảo tồn, phát huy ca trù đất Thăng Long ngàn năm văn hiến và phát huy di sản văn hóa dân tộc nói chung. Liên hoan cũng là động thái tích cực trong việc triển khai nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện cam kết của chính phủ với UNESCO về công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp.

Liên hoan ca trù 2012: Bảo tồn làn điệu ca trù cổ - ảnh 1
Tiết mục biểu diễn của CLB ca trù Hà Nội, NNDG Đỗ Thị Khuê 94 tuổi (ở giữa)

Liên hoan ca trù 2012 khuyến khích các CLB lên danh sách ca trù rà soát, lên danh mục các làn điệu ca trù cổ thuộc các loại hình hát thờ, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát ca quán…và tiến hành triển khai tập luyện, biểu diễn nhằm tạo sắc thái nghệ thuật riêng của mình.

Tham dự liên hoan lần này có các CLB, giáo phường ca trù như CLB ca trù Hà Nội, giáo phường ca trù Thăng Long, Thái Hà… đặc biệt là sự góp mặt của nhiều nghệ nhân cao tuổi như  nghệ nhân Đỗ Thị Khuê (94 tuổi), Vũ Văn Hồng ( 93 tuổi), Vũ Quốc Đệ (90 tuổi ), Nguyễn Thị Sinh (90 tuổi)…

Đây là dịp để các nghệ nhân và các khán giả yêu ca trù trong nước và ngoài nước gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.

Liên hoan ca trù 2012: Bảo tồn làn điệu ca trù cổ - ảnh 2

Ca trù là một loại hình nghệ thuật truyền thống của miền Bắc, tuy nhiên do sự phát triển của các loại hình văn hóa giải trí hiện đại, ca trù, đặc biệt là ca trù cổ đang đứng trước nguy cơ mai một. Tháng 9/2009, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn hóa Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết bây giờ phải kiểm kê lại vốn di sản các cụ để lại và chúng ta giữ được bao nhiêu chứ không phải là cứ nhắc đến ca trù là “hồng hồng, tuyết tuyết” thế thì buồn quá. Theo như thống kê chúng ta có đến 50-60 thể khách nhưng bây giờ động đến chỉ có vài thể khách. Cho nên lần này chúng tôi cố gắng khơi gợi, bởi vì mỗi câu lạc bộ hoặc giáo phường đều có thủ lĩnh đó là các cụ. Lần này chúng ta tổng kiểm kê để biết có cái gì và cần phải làm gì. Bên cạnh đó, vấn đề thứ hai là phải xem tình trạng sức khỏe các cụ như thế nào.  Có một người đã từng nói “ở nước chúng tôi có rất nhiều bộ tộc, một người già của 1 bộ tộc nằm xuống thì chúng tôi chôn theo người ấy cả một thư viện quốc gia”. Ở đây cũng thế, không còn các cụ thì không có người để dạy nữa. sau đó mới tính đến mở các lớp tuyển sinh.

Là một người hát ca trù 20 năm, chị Nguyễn Thị Thảo cho biết nhiều khi đi biểu diễn không có kinh phí, tiền chính quyền đại phương cho chỉ đủ đủ tiền đi xe buýt nhưng vì niềm đam mê nên chị vẫn tiếp tục theo đuổi và khuyến khích cả con trai, con gái cùng tham gia. Hiện nay giáo phường ca trù Lỗ Khê  (Liên Hà, Đông Anh), cũng có đến 20 em nhỏ đang theo học và có rất nhiều em “ngoại đạo” tham gia. Để thấy được cái hay, cái đẹp của ca trù thì mình phải hiểu được  những câu từ của ca trù, cái này phải cần có thời gian, nó phải ngấm dần. Dòng họ Nguyễn thế, Nguyễn Văn của chị đã duy trì ca trù đến nay gần 600 năm. 

Cũng trong liên hoan lần này, chiều 21/12 một cuộc tọa đàm sẽ bàn về giải pháp bảo tồn các làn điệu ca trù cổ của đất Thăng Long- Hà Nội.

Diệu Thùy

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !