Lật tẩy chiêu rửa tiền thông qua hóa đơn hàng hóa dịch vụ
Ảnh minh họa |
Làm sai lệch giá hàng hóa, dịch vụ
Các chiêu thức chủ yếu là làm sai lệch giá của hàng hóa hoặc dịch vụ để chuyển giá trị bổ sung giữa các nhà nhập khẩu và xuất khẩu.
Hóa đơn hàng hóa dịch vụ thường được ghi thấp hơn giá thị trường, nhà xuất khẩu có khả năng chuyển giá trị cho các nhà nhập khẩu, như việc thanh toán hàng hóa dịch vụ sẽ thấp hơn so với giá trị mà các nhà nhập khẩu nhận được khi hàng hóa được bán trên thị trường.
Một ví dụ cho việc “làm xiếc” với hóa đơn, công ty A (một doanh nghiệp xuất khẩu) vận chuyển 1 triệu chi tiết phụ tùng với trị giá mỗi chi tiết phụ tùng là 2 USD, tương ứng tổng giá trị lô hàng là 2 triệu USD.
Tuy nhiên, trong hóa đơn hàng hóa được ghi cho công ty B(là một nhà nhập khẩu trong nước thông đồng với công ty A) lại chỉ ghi giá trị 1 USD cho mỗi chi tiết phụ tùng, tương đương tổng giá trị lô hàng ghi trong hóa đơn là 1 triệu USD.
Công ty B thanh toán hóa đơn cho công ty A bằng chuyển khoản với mức giá đã thỏa thuận giữa hai bên (1 triệu USD). Công ty B sau đó bán các chi tiết phụ tùng này trên thị trường với giá 2 USD/chi tiết phụ tùng và thu về 2 triệu USD tiền bán hàng.
Sau đó, công ty B chuyển tiếp cho công ty A 1 triệu USD (là tiền chênh lệch giữa giá trị thực của lô hàng so với giá trị ghi trong hóa đơn) vào tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn của công ty A.
Trong khi đó, công ty C (một nhà xuất khẩu trong nước) chuyển lô hàng 1 triệu chi tiết phụ tùng trị giá 2 triệu USD (2 USD/chi tiết phụ tùng).
Nhưng hóa đơn xuất bán lô hàng này cho công ty D (một nhà nhập khẩu nước ngoài thông đồng) cho lô hàng này với giá 3 triệu USD (3 USD/chi tiết phụ tùng).
Công ty D lúc này thanh toán tiền hàng cho công ty C với giá trị thanh toán là 3 triệu USD. Công ty C sau đó trả 2 triệu USD cho nhà cung cấp gọi là thanh toán tiền hàng. Khoản chênh lệch 1 triệu USD được gửi vào một tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn của công ty D.
Tội phạm lợi dụng để rửa tiền
Thứ nhất, không ai trong số giao dịch trên được thực hiện, trừ khi các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đã đồng ý thông đồng. Chẳng hạn, nếu công ty A đã xuất xưởng lô hàng với trị giá 2 triệu USD nhưng hóa đơn chỉ ghi 1 triệu USD. Như vậy, công ty A sẽ mất 1 triệu USD cho lô hàng này. Trường hợp này sẽ không có ý nghĩa trừ khi các nhà nhập khẩu và xuất khẩu đã được thông đồng trong một giao dịch gian lận.
Thứ hai, không có lý do gì để công ty A và công ty B không thể được điều khiển bởi một tổ chức. Đổi lại, không gì ngăn cản việc một công ty mẹ thiết lập một liên kết với các điều kiện kiểm soát rửa tiền ít nghiêm ngặt hơn và bán các chi tiết phụ tùng đó trên thị trường theo giá thị trường.
Trong trường hợp này, công ty mẹ có thể gửi liên kết nước ngoài của mình một hóa đơn thương mại hợp pháp (ví dụ như hóa đơn 2 triệu USD cho 1 triệu chi tiết phụ tùng) và các liên kết sau đó có thể bán lại số hàng hóa này với mức giá cao hơn hoặc thấp hơn cho người mua cuối cùng.
Bằng cách này, công ty có thể thay đổi giá bán ghi trong hóa đơn với đối tác nước ngoài, nơi các giao dịch có ít nguy cơ bị phát hiện hơn.
Thứ ba, việc ghi hóa đơn xuất nhập khẩu thấp hơn hoặc cao hơn giá trị thật có thể có ý nghĩa quan trọng về thuế. Doanh nghiệp xuất khẩu qua hóa đơn, giá trị hàng hóa xuất khẩu có thể làm gia tăng thuế xuất khẩu (hoặc thuế giá trị gia tăng) mà doanh nghiệp nhận được. Tương tự như vậy, một doanh nghiệp nhập khẩu là người lập hóa đơn cho các giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp nhận được có thể làm giảm đáng kể giá trị của thuế nhập khẩu (hoặc thuế hải quan) mà doanh nghiệp phải trả.
Cả hai trường hợp trên minh họa hệ thống thuế có thể bị lợi dụng để các đối tượng rửa tiền.
Nghiên cứu của FATF cho thấy, giá trị đơn hàng dưới mức hóa đơn xuất khẩu là một trong những kỹ thuật rửa tiền thương mại phổ biến nhất được sử dụng để chuyển tiền. Điều này phản ánh một thực tế là trọng tâm chính của hầu hết các cơ quan hải quan là để ngăn chặn việc nhập lậu và đảm bảo rằng thuế nhập khẩu phù hợp được áp dụng. Do đó, cơ quan hải quan thường theo dõi các hoạt động xuất khẩu ít nghiêm ngặt hơn so với nhập khẩu.
Khó khăn đối với lực lượng hải quan là rất khó để xác định chính xác mức giá của từng loại hàng hóa đối với từng thị trường. Điều này một phần là do cơ quan hải quan không có quyền truy cập vào dữ liệu và các nguồn lực để thiết lập "thị trường công bằng" giá cả của nhiều mặt hàng. Ngoài ra, cơ quan hải quan không thống nhất chia sẻ dữ liệu thương mại với các nước khác nên thường chỉ thấy được một phía của giao dịch.