Làm sạch môi trường mạng giúp học sinh có không gian học tập vui chơi

Sáng 5/6, TP.HCM tổ chức chương trình “Lãnh đạo thành phố gặp gỡ, lắng nghe tiếng nói thiếu nhi năm 2022” nhằm lắng nghe ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề liên quan đến việc học tập, vui chơi, giải trí của thiếu nhi.

Tại chương trình, em Lê Cát Vi, học sinh Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Q.3) cho biết: “Từ năm 2016, em đã tham gia đóng nhiều phim nói về nạn chăn dắt, lợi dụng trẻ em để làm công cụ lao động, tham gia nghiên cứu về việc lạm dụng trẻ em...”.

Qua những vai diễn đó, Vi hy vọng sẽ góp phần nhỏ phản ánh các sự việc. Tuy nhiên đến nay, nạn lợi dụng lao động trẻ vẫn công khai, nhiều sự việc bạo hành trẻ em xảy ra tại trường học hay thậm chí tại chính ngôi nhà người thân của mình...

"Em đến chương trình với suy nghĩ làm thế nào trẻ em được sống trong môi trường được bảo vệ và an toàn. Em nghĩ rằng cần tăng nặng hình phạt, xử lý triệt để với hành vi lợi dụng trẻ em làm công cụ lao động; không để tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống với mọi hình thức, phải đảm bảo điều kiện tốt nhất cho trẻ lớn lên.

Chúng em là tương lai của đất nước, chúng em cần có môi trường sống được bảo vệ và an toàn. Bằng cách nào đó, xin hãy cho chúng em thấy mình được yêu thương, được bảo vệ, an toàn ở mọi lúc, mọi nơi trên đất nước của mình kể cả trên không gian mạng", ", Cát Vi đề xuất.

Trong khuôn khổ chương trình có thể thấy vấn đề mà các em thiếu nhi quan tâm rất đa dạng. Ngoài các nội dung dạy và học trong nhà trường, các em cũng trăn trở về môi trường sống, môi trường internet, bạo lực học đường, lạm dụng lao động trẻ em, nâng cao văn hóa đọc, cũng như các thiết chế văn hóa dành cho lứa tuổi thanh thiếu nhi hiện nay.

{keywords}
Quang cảnh buổi lắng nghe tiếng nói thiếu nhi.

Trước băn khoăn của đại biểu thiếu nhi về môi trường internet ngày càng nhiều bất an, ông Lê Quốc Cường - Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM khẳng định, môi trường internet hiện đã trở thành môi trường sống, làm việc, không thể coi đó là môi trường ảo. Tuy nhiên, thời gian qua, xã hội số có nhiều tác động tiêu cực đến các em.

Theo ông Lê Quốc Cường, lãnh đạo TP.HCM biết điều này và đã chỉ đạo, lãnh đạo các đơn vị liên quan tập trung khắc phục. Trong thời gian qua, Sở đã xây dựng các công cụ để nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời đối với các thông tin tiêu cực trên không gian mạng.

“Mới đây, có một MV của một ca sĩ nổi tiếng đã tác động rất lớn đến tâm lý, suy nghĩ của các em học sinh và Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã xử lý nghiêm”, ông Cường đưa ví dụ và khẳng định sắp tới, đơn vị này sẽ đưa nhiều công nghệ mới để phân tích, cảnh báo sớm để kịp thời xử lý.

“Bản thân internet không có “rác”, “rác” là do con người tạo ra. Do đó, mỗi cá nhân và các cơ quan liên quan phải sớm nhận biết, phát hiện hành vi xả “rác” trên không gian mạng để phản ánh, kịp thời đấu tranh, ngăn chăn”, ông Cường bày tỏ và cho biết Sở Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cùng các ban, ngành liên quan sẽ nghiêm túc tiếp nhận, tiếp thu để xử lý, với mục tiêu làm môi trường mạng thật trong sạch cho các em thiếu nhi yên tâm học tập, vui chơi, giải trí trên đó.

Tại chương trình, nhiều học sinh cũng đề xuất TP.HCM trang bị thêm nhiều thư viện, khu đọc sách, nhất là ở điểm vùng sâu, vùng xa, huyện ngoại thành như huyện Cần Giờ; Đề xuất tạo điều kiện cho thiếu nhi huyện Cần Giờ được đi tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình trên địa bàn TP.HCM...

Cũng tại chương trình, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP.HCM cho hay qua ghi nhận các ý kiến trực tiếp tại chương trình và ý kiến đã gửi về, các lãnh đạo sẽ thấu hiểu hơn về tâm tư, tình cảm của các em thiếu nhi.

Qua đó, bà Lệ đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ban ngành và các địa phương phản hồi ý kiến kiến nghị của các em; tiếp thu đầy đủ, chọn lọc và hiện thực hóa các giải pháp mà các đại biểu đã đề xuất, hướng tới xây dựng thành phố thân thiện với trẻ em; đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường vai trò giám sát các chủ trương, chính sách về trẻ em; đề nghị các cấp ủy tiếp tục tăng cường đầu tư kinh phí để mở rộng trường lớp, các sân chơi cho trẻ.

Hoàng Thanh

Nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp: 'Khi em nói, cô nên cúi mặt xuống'

Nữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Sinh viên Bách khoa bị đuổi khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ

Một sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ.

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

Đang cập nhật dữ liệu !