Làm gì khi con bạn nói dối?
Hầu hết cha mẹ sẽ vô cùng tức giận, căng thẳng khi phát hiện lần đầu con nói dối. Vậy làm thế nào để đối phó với tình huống này và dạy con trở thành người trung thực?
Câu nói dối điển hình của trẻ chính là 'đó không phải con mẹ ạ' khi người lớn hỏi bé về một việc nghi ngờ nào đó.
Liệu việc nói dối có phải là chuyện bình thường không? Cha mẹ có nên lo lắng không, hay làm thế nào để dạy con trở thành người trung thực? Đây là những câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh loay hoay đau đầu tìm câu trả lời.
Làm gì khi con bạn nói dối? (ảnh minh họa) |
Sự thật là tất cả trẻ em đều nói dối, rất lâu trước khi chúng nhận thức được việc nói dối là gì.
Những đứa trẻ nói dối trong những năm tháng mới biết nói, ở độ tuổi mầm non có xu hướng xử lý, điều chỉnh hành vi tốt hơn. Đối với trẻ đó là giai đoạn phát triển trí não quan trọng, khi trí não trẻ học cách tách biệt thực tế khỏi tưởng tượng, phát triển tính tự chủ, trách nhiệm giải trình và cuối cùng có thể hiểu tại sao sự trung thực lại quan trọng.
Thông thường, sau khoảng 2 tuổi, trẻ có dấu hiệu nói dối khi các kỹ năng ngôn ngữ phát triển.
Nhà giáo dục mầm non Emily Wesson từng chia sẻ câu chuyện về thời thơ ấu rằng: "Tôi nhớ khi còn nhỏ, một ngày nọ, em gái tôi từ trường mẫu giáo về kể rằng lớp của em mới được đi du lịch đến Trung Quốc".
Cô em gái của Emily Wesson khi đó có thể không hiểu bản thân đang diễn tả nó như sự thật vậy và không chủ động lừa đối ai cả.
Theo Emily Wesson, trong những năm đầu tiên cha mẹ nên tránh gọi hành vi đó của trẻ em là “nói dối”, thay vào đó sẽ đặt câu hỏi để cho con cơ hội tự sửa chữa.
Nhà giáo dục này giải thích rằng, khi trẻ nói nhiều hơn, bắt đầu kết bạn mới cũng như có nhiều trải nghiệm bên ngoài gia đình, thì cha mẹ đều quan tâm tới những thông tin liên quan. Đôi khi trẻ nói đối như cách giúp chúng thoát khỏi tình huống cảm thấy khó chịu.
Ví dụ, cha mẹ thường muốn con kể chuyện xảy ra ở lớp học chi tiết và thú vị nhưng thật khó với con ở độ tuổi này. Vì vậy, cha mẹ tò mò có thể đặt câu hỏi cụ thể như con có chơi trong hộp cát, cầu trượt không? Con ngồi cùng ai trong bữa ăn? ...
Khi trẻ lớn lên, cha mẹ nên làm sao khi trẻ nói dối nhiều hơn và hành vi này không phải để thoát khỏi rắc rối như trước nữa (có thể trẻ nói dối để giấu việc mình đã làm)?
Trong trường hợp này, chuyên gia cho rằng cha mẹ nên tránh đối xử với con như một nhân chứng.
Khi cha mẹ buộc tội một đứa trẻ nói dối, tâm trí của chúng chuyển sang chế độ phòng thủ.
Tại thời điểm này, mục tiêu nên là giảm sự leo thang, sau đó tạo ra một môi trường bình tĩnh và an toàn để sự thật dần sáng tỏ.
Cha mẹ có thể lặp lại lời nói dối và hỏi con xem điều đó có đúng không. Nếu không nhận được câu trả lời, hãy cho con một thời gian để suy nghĩ.
Các chuyên gia lưu ý rằng, những đứa trẻ không phải là người ranh ma, quỷ quyệt. Về lâu dài, phần lớn trẻ sẽ thoát khỏi giai đoạn nói dối vì chúng hiểu về sự trung thực.
Cách hay giúp trẻ nói lời xin lỗi dễ dàng hơn
Cha mẹ có thể quát mắng khiến con sợ hãi mà nói lời xin lỗi, nhưng điều đó liệu có giúp chúng cảm thấy thực sự hối hận, sửa đổi và làm tốt hơn vào lần sau?
Hoàng Dung (lược dịch)