Làm cha, làm mẹ kiểu gì quái lạ vậy?

Đừng mạo nhận yêu thương con khi con đau đớn mà không hay biết, con nguy hiểm mà không giải cứu con.

Cũng như hầu hết những bạn bè khác, từ ngày sinh con, tôi trở nên nhạy cảm bất thường trước những từ khóa như “bạo hành”, “đánh đập”, “xâm hại” trẻ em.

Hầu như tôi luôn muốn tránh né, giảm thiểu việc tiếp cận với những tình huống mà ở đó tồn tại những ứng xử tồi tệ như hà hiếp, bức hại trẻ em. Tôi không chắc có yếu tố nội tiết nào bên trong khiến tôi thay đổi kể từ ngày sinh nở, nhưng rõ ràng, tôi nhận ra bên cạnh mình đang có những hình hài yếm thế cần bảo vệ và nâng niu.

Chúng tôi không ai đủ tự tin để khẳng định mình đủ kỹ năng và kiến thức để có thể hoàn thành tốt thiên chức làm cha, làm mẹ, tôi bắt đầu vai trò ấy bằng tình thương.

 

Những đứa trẻ chính là những mầm sống bé nhỏ, thế giới của các con cũng là một thế giới khác biệt cần được đón nhận, tôn trọng và điều chỉnh dần dần. Thế mà nhiều người khi đã cạn tình thương, đã dùng nhiều cách khác nhau để giày vò, tước đoạt đi thế giới đó.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật những vụ bạo hành trẻ em gây đớn đau, nhức nhối cho cộng đồng. Tôi muốn tránh, nhưng rồi lại đọc, lại suy nghĩ.

Tôi nhận ra, bản năng làm mẹ thật sự không phải là sự chối bỏ những điều xấu xa, tệ hại đang xảy ra xung quanh mình mà là từ những sai phạm ấy có thể đúc rút, tìm ra được những bài học, giá trị gì lên tiếng, thức tỉnh, để giữ cho con mình và những đứa trẻ xung quanh mình được lớn lên bình yên.

Vụ việc bé gái N.T.V.A. (8 tuổi, TP.HCM) bị "mẹ kế" đánh đập, bạo hành đến chết chưa lắng xuống thì dư luận hai ngày qua đã bàng hoàng khi tiếp tục nhận hung tin bé Đ.N.A. chưa đầy 4 tuổi ở huyện Thạch Thất, Hà Nội nguy kịch khi bị nhân tình của mẹ hành hạ, cắm đinh vào đầu.

Dẫu biết rằng, những kẻ thủ ác trực tiếp ra tay là những “mẹ kế”, “cha dượng”, thế nhưng với tôi, những người đầu tiên cần phải bị kết tội trước luật pháp đó là những mẹ ruột, cha ruột vẫn có điều kiện chung sống, đồng hành cùng các con mỗi ngày. Họ nhất định phải trả giá cho sự vô cảm, vô tâm của mình.

Từ ngày rời nhà nội, ở với mẹ, bé Đ.N.A đã phải nhập viện nhiều lần với những nguyên nhân như ngộ độc thuốc trừ sâu, nuốt dị vật… Chị Nguyễn Thị L. là mẹ cháu cũng đã năm lần bảy lượt đích thân đưa bé tìm đến bác sĩ, nghĩa là chị vẫn muốn cứu con mình. Vậy mà tình yêu thương, sự nhạy cảm và tỉnh táo của một người mẹ lại ở đâu?

Tình mẫu tử nếu nói vĩ đại thì rất vĩ đại, (tôi từng biết những bà mẹ hy sinh không những tuổi xuân mà còn đánh đổi mạng sống, chịu thiệt cả cuộc đời vì sự thành đạt, trưởng thành của con cái), thế nhưng hơn bao giờ hết, khi sống trong những ngày này, tôi mong khái niệm “tình mẫu tử” sẽ truyền thông, các chuyên gia khái lược nó thành những giá trị nhỏ bé, những cách ứng xử thường trực và thông dụng mỗi ngày.

Yêu con không chỉ là đấu tranh để được sống chung dưới một mái nhà cùng con mà còn là biết quan sát, nhận ra nỗi đau, sự thay đổi, những điều khác lạ ở con.

Yêu con không phải là chỉ ra rả  truyền dạy những điều hay lẽ phải mang tính giáo điều bắt con nghe mà phải là biết dành thời gian để ngồi xuống lắng nghe con nói. Yêu con không phải là làm mọi cách để cho con có cuộc sống trọn vẹn về vật chất mà là giúp tinh thần con luôn vững vàng vì luôn có người thân đồng hành ngay bên cạnh. Con không phải e sợ bất kỳ một điều gì, một ai, một mối đe dọa nào cả, luôn có bố/mẹ ở đây rồi.

 

Con cái do chúng ta sinh ra, góp phần “tạo tác” nên nhưng chúng không phải là một dạng tài sản để chúng ta muốn nắm là nắm, buông là buông;  lúc cần thì âu yếm, nâng niu, lúc mệt mỏi, phiền phức thì hạch sách, vứt bỏ.

Con cái và cha mẹ là một mối quan hệ, là tương tác, sự cho - nhận hai chiều.

Con cái lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc thì bậc phụ huynh cũng được gia đình, bạn bè, xóm giềng, cộng đồng ghi nhận và tôn trọng. Ngược lại, nếu những đứa trẻ bị ức hiếp, chà đạp thì những người làm bố làm mẹ ấy cũng xứng đáng bị xã hội ruồng rẫy, giày vò.

Tôi từng đọc đâu đó rằng, trong số những cây con nảy mầm từ những hạt giống do gió phát tán, thì những cây sinh trưởng tại vùng đất liền kề cây mẹ sẽ lớn nhanh hơn. Cây sẽ ra nhiều lá xanh, thân cây gặp rất ít sâu bệnh, sự che chở của cây mẹ mang đến cho nó một nguồn năng lượng tốt đẹp và an toàn.

Chả lẽ chúng ta, những ông bố bà mẹ còn không bằng những cái cây?

Diệu Thông

Vụ bé 3 tuổi bị găm 9 đinh trong não: Bị can gây tội ác man rợ, mẹ đẻ bé 3 tuổi khó thoát trách nhiệm hình sự

Vụ bé 3 tuổi bị găm 9 đinh trong não: Bị can gây tội ác man rợ, mẹ đẻ bé 3 tuổi khó thoát trách nhiệm hình sự

Với những hành vi tàn ác sát hại cháu bé không thành, Huyên sẽ phải chịu thêm tình tiết định khung tăng nặng, phạm tội "Cố ý gây thương tích", "Giết người 2 lần trở lên"...

Theo www.phunuonline.com.vn

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Bà mẹ bỏ phố về rừng, cho con đi nghìn km để học ở khắp mọi nơi

Từng đưa con đi khắp các tỉnh Tây Nguyên trong 6 tháng, cuối cùng, chị Thi quyết định rời khỏi TP.HCM, tìm về với thiên nhiên như một cách chữa lành những tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !