Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Kỷ vật 15 năm

Ít ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh lá thư viết tay ngả màu thời gian của người mẹ gửi cho cô con gái đang học xa nhà. Bức thư viết: “22/03/09. Mẹ gửi cho con 800.000đ (tám trăm ngàn). Mẹ gửi luôn cả tiền nửa tháng 4 nữa nhé!

Dạo này mẹ ở nhà bận lắm, hơn nữa có 1 mình mẹ xoay xở nuôi cả nhà nên cũng khó khăn lắm. Con chi tiêu tiết kiệm vừa đủ nhé.

Sinh nhật mẹ không phải mua gì gửi về đâu, lãng phí lắm nhé! Mẹ chỉ cần các con cố gắng học thật tốt để lo cho sau này là mẹ mừng vui lắm rồi. Đừng phụ lòng mẹ”.

Sau khi xuất hiện, hình ảnh lá thư cùng những dòng chữ viết tay của người mẹ được cộng đồng mạng chia sẻ, bình luận tích cực. Nhiều người khẳng định, lời thư gợi nhắc ký ức thời sinh viên, tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình.

Lá thư trên là kỷ vật của chị Trần Thị Hoài Thu (35 tuổi, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái). Chị Thu nhận được lá thư trên từ mẹ cách đây 15 năm.

thu-cua-me-1.jpg
Bức thư của mẹ được chị Thu xem như kỷ vật. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm ấy, chị là sinh viên năm thứ hai của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội (nay là trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội). Học xa nhà, mỗi tháng chị Thu được mẹ chu cấp 800.000 đồng để trang trải. 

Sinh sống, học tập ở thành phố có mức sống đắt đỏ, số tiền trên không đủ cho cô gái trẻ. Nhưng vì thương mẹ, biết gia đình khó khăn, chị Thu không xin thêm.

Mỗi khi mẹ gửi tiền, chị thường mua một thùng mì tôm để sẵn trong phòng. Ngoài ra, chị tìm việc làm thêm ở siêu thị, cửa hàng điện máy,… để có thêm tiền trang trải.

Chị Thu chia sẻ: “Mẹ tôi là người ít thể hiện cảm xúc nên không hay tâm sự với con. Thỉnh thoảng, mẹ mới gửi thư cho tôi. Tuy nhiên, bức thư này khiến tôi ấn tượng nhất nên giữ lại như một kỷ vật.

Lúc nhận được tiền chu cấp và những dòng thư ấy của mẹ, tôi chỉ nghĩ mình phải cố gắng học tập, không để mẹ buồn. Tôi cũng tự dặn lòng không đua đòi, hư hỏng hay bị cám dỗ bởi những công việc thu lợi nhanh nhưng giá trị thấp.

Câu viết 'mẹ chỉ cần các con cố gắng học thật tốt để lo cho sau này là mẹ mừng vui lắm rồi. Đừng phụ lòng mẹ' luôn hằn sâu trong tâm trí tôi và trở thành hành trang cho tôi bước vào cuộc đời”.

Tự tin không làm mẹ thất vọng

Thời thơ ấu, chị em chị Thu gần mẹ nhiều hơn bố bởi ông thường xuyên đi làm xa nhà. Nhưng vì mưu sinh, bà Trần Thị Ánh (57 tuổi, mẹ chị Thu) cũng không có nhiều thời gian gần gũi, chăm sóc các con.

Bà thường ra chợ buôn bán từ sáng sớm đến tối mịt. Phần lớn, mấy chị em ở nhà với ông bà ngoại. Dù vậy, bà Ánh vẫn cho các con thấy mình là người phụ nữ khéo léo, kiên cường.

Bà luôn dạy chị Thu phải bản lĩnh trước cuộc sống vội vã, xô bồ nơi thị thành. Đến bây giờ, khi đã lập gia đình, có 2 con nhỏ, chị Thu càng thấm thía những lời dạy của mẹ.

thu-cua-me-2.jpg
Chị Thu cùng 2 con và bà Ánh (áo đỏ). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị tâm sự: “Khi còn là sinh viên, nhận thư mẹ, tôi chưa suy nghĩ gì nhiều. Tôi chỉ nghĩ mẹ dặn dò, muốn mình không tiêu pha hoang phí.

Nhưng bây giờ, khi có gia đình riêng, tôi mới hiểu, số tiền ấy là tất cả những gì mẹ có. Mẹ đã vất vả và hy sinh rất nhiều cho chị em tôi. Vì vậy, tôi luôn nằm lòng những lời dạy của mẹ.

Tôi chưa làm được gì to lớn để được gọi là báo hiếu cho bố mẹ. Nhưng tôi tin mình đã không làm mẹ thất vọng. Bởi tôi đã lớn lên, trở thành công dân tốt, sống có tâm, có đức như những gì mẹ vẫn dạy”.

Sau khi lập gia đình, chị Thu về quê lập nghiệp và may mắn được ở gần nhà mẹ đẻ. Nếu không quá bận rộn, ngày nào chị cũng cùng các con đến thăm bà Ánh.

Ngược lại, nếu con gái bận, bà Ánh cũng chủ động đến thăm vì nhớ 2 cháu ngoại của mình. Bà chia sẻ: “Tôi quan niệm con người biết đủ là sẽ đủ nên hài lòng với cuộc sống hiện tại của gia đình.

Dù các con không giàu có nhưng biết quan tâm, hiếu thảo với cha mẹ. Đó là những điều khiến tôi vui, hạnh phúc nhất”.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Đang cập nhật dữ liệu !