Kinh hoàng, người đàn ông chi chít 'nhọt' ở cổ, nách, bẹn chảy mủ

Người đàn ông nhập viện trong tình trạng các sẩn cục ở nách, bẹn chảy mủ hôi thối. Những chỗ đã lành thì hình thành những sẹo xơ chắc.

Bệnh viện Bãi Cháy vừa tiếp nhận một bệnh nhân N.V.N  50 tuổi, ở xã Minh Thành, huyện Quảng Yên, với triệu chứng nổi các sẩn cục ở vị trí cổ, nách, bẹn, vỡ chảy mủ mùi hôi thối, để lại sẹo xơ chắc,….

Qua thăm khám và hỏi bệnh các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ.

Bác sĩ Chu Thùy Linh, Đơn nguyên Da liễu - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Viêm tuyến mồ hôi mủ (tên khoa học là Hidradenitis Suppurativa) là một bệnh da nhiễm trùng mãn tính, tái phát và tạo sẹo ở vùng có tuyến mồ hôi tiết mùi của cơ thể.

Trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh chiếm 1-4% dân số. Bệnh thường khởi phát sau tuổi dậy thì, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 20-40, nữ nhiều hơn nam, tồn tại kéo dài sau nhiều năm và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

{keywords}
Kinh hoàng, người đàn ông chi chít “nhọt” ở cổ, nách, bẹn chảy mủ hôi thố


Nguyên nhân gây viêm tuyến mồ hôi mủ không rõ ràng, tuy nhiên bít tắc nang lông, đứt gãy ống tuyến và tình trạng viêm thứ phát được cho rằng có 1 vai trò nhất định. Hơn nữa, gen di truyền, chấn thương cơ học và hormon cũng góp phần sinh bệnh.

Cũng theo bác sĩ Linh, bệnh đặc trưng bởi các tổn thương dạng cục, giống nhọt, hay tái phát, các ổ áp xe chứa chất dịch như mủ, các xoang dò, các tổn thương khó lành và sẹo hóa.

Tổn thương có thể gặp 1 trong các vị trí sau: nách, cổ, vùng dưới vú, mặt trong đùi, vùng hậu môn, sinh dục bị nhiều nhất là bẹn, mu, âm hộ, 2 bên bùi, quanh hậu môn, rãnh quanh hậu môn, mông.

{keywords}
Những chỗ viêm lành thì  để lại sẹo xơ chắc

Diễn tiến lâm sàng của viêm tuyến mồ hôi mủ thì đa dạng, 1 số bệnh nhân có từng đợt mạn tính nhẹ ngắt quãng, 1 số bệnh nhân khác lại mắc bệnh nặng kéo dài.

Các mức độ nặng nhẹ của viêm tuyến mồ hôi mủ được đánh giá theo Hurley gồm 3 giai đoạn lâm sàng:

Giai đoạn 1: áp xe đơn độc, rải rác, không có rãnh xoang và chưa hình thành sẹo

Giai đoạn 2: áp xe tái phát, nhiều lần, thương tổn rộng hơn, tạo thành rãnh xoang và sẹo.

Giai đoạn 3: các ổ áp xe và các rãnh xoang lan rộng, liên kết với nhau

Đáng lưu ý theo BS Linh, viêm tuyến mồ hôi mủ, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh, như: gây mất thẩm mỹ, tổn thương lâu lành và có thể để lại sẹo lớn hoặc lõm da, tăng sắc tố.

Trong trường hợp các tổn thương xuất hiện tại vùng nách, đùi thì sẽ khiến cho bệnh nhân khó khăn trong việc sinh hoạt vì gây đau đớn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào các khu vực da bị tổn thương sẽ làm lây lan nhanh chóng, dẫn đến nhiễm khuẩn lan tỏa, dò niệu đạo và trực tràng, thiếu máu do nhiễm khuẩn...

Bác sĩ Linh khuyến cáo để phòng tránh, người dân đặc biệt người béo phì nên giảm cân để hạn chế sự cọ xát trên da, bỏ hút thuốc, rượu bia, không dùng dao cạo râu tại tổn thương. Giữ cơ thể khô thoáng bởi bệnh có thể bùng phát do quá nóng và đổ mồ hôi, mặc quần áo thoáng mát.

Khi bị tổn thương thì cần chăm sóc tổn thương đúng cách: áp gạc ấm lên tổn thương để giúp giảm cả sưng và đau. Làm sạch tổn thương hằng ngày bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc chất tẩy rửa, duy trì và cân bằng độ ẩm trên da, tránh để vùng da của bạn bị quá khô hoặc quá ướt. Tránh dùng nước hoa hoặc các chất khử mùi tại vùng da đang bị tổn thương.

Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải căn bệnh này thì mọi người cần trực tiếp đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

N. Huyền 

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !