Kiên trì cho con chơi 1 "trò lạ" suốt thời gian dài, nữ bác sĩ nhận trái ngọt
Không cho con tham gia các khóa học giáo dục sớm, không dạy chữ, bà mẹ bác sĩ này làm một hành động tưởng 'kỳ quặc' nhưng hiệu quả vô cùng.
Chị Tiểu Minh (Trung Quốc) từng là sinh viên y khoa tại một Đại học thuộc dự án 985, tiếp tục học lên lấy bằng Tiến sĩ, sau đó trở thành bác sĩ giỏi nhiều năm khiến ai nấy ngưỡng mộ.
Một người mẹ xuất sắc như vậy nhưng luôn bị người nhà đánh giá là nuôi dạy con rất kém: Không đưa con đi học lớp giáo dục sớm, áp dụng các chương trình phát triển trí não toàn diện, từ khi con gái 2 tuổi, suốt ngày người mẹ này chỉ cùng con tỉ mẩn cắt dán hoặc chơi trò chơi với các stiker có sẵn.
Người chị họ và mẹ chồng nhìn thấy cảnh đó, trong lòng lo lắng, liên tục nhắc nhở: Không thể chăm con như thế này được. Muốn con thắng ở vạch xuất phát, bây giờ phụ huynh nào mà không áp dụng các kiểu giáo dục sớm? Cứ mặc đám nhỏ ngày nào cũng chơi đùa, chẳng những không học được gì, còn lãng phí thời gian.
Tuy nhiên, sau khi đi học mẫu giáo, thành tích xuất sắc của cô bé được các cô giáo khen ngợi. Cô giáo cho biết bé có khả năng tập trung rất tốt, thường có thể ngồi hơn nửa tiếng. Trong khi một đứa trẻ khoảng 3 tuổi có thể tập trung nhiều nhất là 10-15 phút. Hơn nữa, khả năng hiểu vấn đề của bé cũng thuộc hàng tốt nhất trong các bạn cùng lứa tuổi, học rất nhanh.
Đó là chưa kể, khả năng diễn đạt, khả năng tự chăm sóc bản thân và khả năng phân tích, cảm thụ của cô bé cũng rất tuyệt vời. Trẻ mới bước vào lớp mẫu giáo còn cần sự giúp đỡ của giáo viên đối với các hành động như cài cúc áo, đi vệ sinh. Con của chị Minh không chỉ nói năng rõ ràng, mạch lạc, hoàn thành công việc của mình một cách độc lập mà còn có thể thay đổi cách giao tiếp tùy theo đặc điểm tính cách của từng đứa trẻ khác nhau. Cô giáo cho biết cô cháu gái đã thể hiện bản lĩnh lãnh đạo nhất định khi còn nhỏ.
Lúc này, người thân trong nhà mới nhận thấy từ trước tới nay, chị Minh đã dạy con theo kiểu học mà chơi. Người mẹ này cho biết, việc chơi cắt dán tưởng vô ích nhưng có tác dụng vô cùng lớn bởi những lý do:
Trước hết, 2 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển khả năng tập trung và trí nhớ, cũng là giai đoạn hình thành trật tự và quy nạp logic, nhạy cảm với các vận động của trẻ. Chơi với các miếng dán có thể thỏa mãn nhu cầu tâm lý và mong muốn được thực hành của trẻ, giúp trẻ có được cảm giác thành đạt. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp xây dựng sự tự tin, tăng cường hơn nữa khả năng tập trung và trí nhớ của trẻ, đồng thời kích thích não bộ của trẻ hoạt động tốt hơn.
Thứ hai, 2 tuổi là giai đoạn nhạy cảm với những điều tế nhị, đây là thời điểm thích hợp để rèn luyện khả năng quan sát và cẩn thận. Chơi với các miếng dán có thể củng cố các chuyển động tốt của bàn tay và rèn luyện sự phối hợp tay-mắt-não của trẻ.
Khi chơi với miếng dán, trẻ cần tận dụng hết các ngón tay út của mình để hoàn thành các thao tác tìm, xé, dán. Trong suốt quá trình hoàn thiện này, các kỹ năng vận động tinh, khả năng quan sát sự vật tinh tế, khả năng phân tích và ghi nhớ của trẻ đã được cải thiện một cách có hệ thống. Mỗi khi hoàn thành một chu kỳ, khả năng phối hợp tay-mắt-não của trẻ sẽ được củng cố trở lại. Các ngón tay càng linh hoạt thì sự phát triển trí não càng tốt, trẻ sẽ thông minh hơn.
Thứ ba, nhãn dán là sự kết hợp hoàn hảo giữa chơi trò chơi và học tập, tạo cho trẻ trong không khí thoải mái, dễ chịu, dễ dàng ghi nhớ kiến thức khi chơi.
Nhà tâm lý học trẻ em Rudolph nói rằng vui chơi là "xương sống" trong thế giới của trẻ và nên là hoạt động chủ đạo đối với trẻ mẫu giáo. Chơi với hình dán không có áp lực và cả quá trình đều nằm trong tầm kiểm soát của trẻ. Càng chơi, trẻ càng thích.
Ngoài phát huy tối đa vai trò của việc chơi với stiker, chị Tiểu Minh còn tập trung rèn luyện cho con các kỹ năng cần thiết cho việc đi học như tự lập, giao tiếp. Theo bà mẹ này, dành thời gian cho con, áp dụng phương pháp học mà chơi phù hợp là cách giáo dục sớm tốt nhất.
Tuy vậy, người mẹ này lưu ý, việc lựa chọn nhãn dán cũng rất quan trọng. Điểm quan trọng nhất là phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, chọn những hình dán kết hợp giữa kiến thức và sự vui nhộn, nếu không, khả năng tập trung và tiềm năng của trẻ sẽ không được cải thiện mà còn lãng phí thời gian và tiền bạc.
Đồng thời, chơi sticker cũng cần có sự đồng hành của cha mẹ, nhất là khi con mới bắt đầu chơi, cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích luật chơi cho con, đồng thời làm tốt công tác hướng dẫn, thuyết minh để đảm bảo con hiểu.
Bố mẹ sẽ phải hối hận khi biết con phải chịu đựng những gì khi thường xuyên nghe sự la mắng, trách phạt
La mắng, bạo lực chưa bao giờ được khuyến khích trong cách dạy con hiện nay, bởi nó gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
Theo Phụ nữ Việt Nam