Kiên Giang đầu tư phát triển bưu điện văn hóa xã

Định hướng đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư phát triển hệ thống bưu điện văn hóa xã gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phương thức quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Kiên Giang đầu tư phát triển bưu điện văn hóa xã - ảnh 1

Theo đó, từ nay đến năm 2020, hệ thống bưu điện văn hóa xã trên địa bàn tỉnh phải thực sự là cơ sở hạ tầng mới bên cạnh các thiết chế khác như: điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa… để hợp thành một quần thể làm tốt công tác phục vụ công ích cho nhân dân, góp phần chấn hưng kinh tế nông thôn, gắn chặt với xây dựng nông thôn mới.

Với 138 điểm bưu điện văn hóa xã hiện có, Bưu điện tỉnh Kiên Giang phối hợp với các ngành chức năng có liên quan củng cố và làm mới lại cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao khả năng phục vụ các nhu cầu cần thiết về thông tin truyền thông cho khu vực nông thôn. Nghiên cứu xây dựng bưu điện văn hóa xã trở thành kênh phân phối bán lẻ những dịch vụ kinh doanh của bưu điện và các tổ chức doanh nghiệp khác phù hợp với điều kiện hoạt động của bưu điện văn hóa xã. Nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính bán lẻ, viễn thông cơ bản, mở rộng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng tại bưu điện văn hóa xã trên cơ sở hợp tác với các đối tác chiến lược là Viễn thông Kiên Giang, Mobifone Kiên Giang… để cùng khai thác cơ sở hạ tầng, phát triển nhiều hoạt động kinh doanh, phục vụ nhu cầu người dân.

Cụ thể là các dịch vụ công ích bưu chính, viễn thông với giá rẻ; Internet; thu cước, thu hộ bảo hiểm, điện lực, truyền hình vệ tinh; chi hộ ngân hàng; bán lẻ viễn thông, phát triển thuê bao; tiết kiệm bưu điện; phát triển kênh bán lẻ các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; hợp tác với các tổ chức tài chính, tín dụng ngân hàng lấy bưu điện văn hóa xã làm điểm tựa phát triển thị trường tín dụng nhỏ lẻ, dịch vụ tài chính cho dân cư nông thôn; quảng cáo và các dịch vụ thương mại khác.

Sau 5 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, bình quân toàn tỉnh Kiên Giang đạt 13,5 tiêu chí/xã, trong đó có 19/118 xã và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới... Kiên Giang đặt mục tiêu phấn đấu 5 năm tiếp theo có thêm 41 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Mặt trận và đoàn thể các cấp tổ chức nhiều phong trào thi đua góp phần xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa như phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, vận động thành lập hợp tác xã kiểu mới của Hội Nông dân; phong trào "5 không 3 sạch" của Hội Phụ nữ; phong trào thanh niên tình nguyện, xây dựng đường giao thông nông thôn của Đoàn thanh niên; phong trào xây dựng nhà đại đoàn kết, xóa nhà tạm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, xây dựng nhà đồng đội của Hội Cựu Chiến binh...

Kết quả sau 5 năm triển khai chương trình, bình quân toàn tỉnh đạt 13,5 tiêu chí/xã, có 19/118 xã và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới. Mức tăng bình quân là 8 tiêu chí/xã so với trước khi triển khai chương trình, riêng 35 xã điểm giai đoạn 2011-2015 bình quân đạt 15,8 tiêu chí/xã, tăng 10,3 tiêu chí. Đặc biệt đời sống người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân trong khu vực nông thôn năm 2015 ước đạt 29,5 triệu đồng/người (năm 2010 là 12,6 triệu đồng) tăng 2,34 lần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,5%, đến cuối năm 2015 còn 2,73% (năm 2010 là 8,84%).

Cơ sở hạ tầng ở các xã nông thôn mới được đầu tư khá đồng bộ Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới ở Kiên Giang là đã hình thành và phát triển nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất hàng hóa lớn theo hướng chuyên canh, thâm canh... Điển hình như vùng lúa chất lượng cao 120.000 ha, vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, vùng tôm - lúa... mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đã giúp cho nông dân vay vốn mua máy cơ giới phục vụ sản xuất, có 60% diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, 60% sản lượng lúa sấy khô bằng máy, 100% diện tích lúa bơm tưới bằng máy, trong đó bơm điện khoảng 20%... góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Kinh tế hợp tác ngày càng phát triển và lớn mạnh. Giai đoạn 2010-2015 tỉnh có 104 hợp tác xã nông nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số hợp tác xã lên 246, với 60.831 thành viên và 3.621 tổ hợp tác với 66.536 thành viên, trong đó có 186 hợp tác xã nông nghiệp, 13 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, 5 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp với 18.101 thành viên tham gia, tổng số vốn điều lệ 74,5 tỷ đồng, với tổng diện tích sản xuất là 39.030 ha. Có 2.314 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tổng số thành viên 50.554 người, vốn góp là 8,7 tỷ đồng với 71.627 ha đất canh tác....

Bạch Dương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !