Không chỉ Huggy Wuggy kinh dị mà những clip bình thường cũng tiềm ẩn nguy hiểm với trẻ em

Video Momo, Huggy Wuggy, thậm chí cả những clip bình thường nhưng để trẻ xem và học theo không có sự giám sát của bố mẹ thì cũng có thể trở nên nguy hiểm.

Đây là quan điểm của chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long, Truyền thông Trăng Đen chia sẻ với phóng viên Infonet về việc nhiều bậc phụ huynh lo ngại trên Tiktok, Youtube xuất hiện clip Huggy Wuggy với hình ảnh đáng sợ nhưng con trẻ vẫn thích xem.

{keywords}
Phụ huynh đánh giá hình ảnh nhân vật Huggy Wuggy là ghê sợ.

Ông Nguyễn Ngọc Long cho biết, qua quan sát và theo dõi rất nhiều những clip gần đây trên Yotube, Tiktok thì những nội dung này đều hướng đến từng nhóm đối tượng, độ tuổi… rất đa dạng.

“Từ những clip có ý nghĩa cho đến những clip đơn thuần là giải trí, thậm chí cả những clip thô tục, nhảm nhí, phản cảm cũng có. Tức là tất tần tật mọi thứ cái gì cũng có.

Điều đó sẽ dẫn tới một bài toán đặt ra khi muốn bảo vệ con em mình trên mạng internet là phải thiết lập được một bộ lọc để lọc đi những cái gì không tốt, chưa thực sự tốt và đem đến những nội dung bổ ích hơn cho con em của mình”, chuyên gia Nguyễn Ngọc Long nêu quan điểm.

Ông Long rất đồng cảm với sự lo lắng của các bậc phụ huynh khi con tiếp xúc với những nội dung xấu độc, nhảm nhí, phản cảm trên môi trường internet vì trẻ con học rất nhanh.

“Tôi chưa có con nhưng có rất nhiều cháu, tiếp xúc với nhiều em bé. Tôi đã từng hỏi bố mẹ của các em: Tại sao bé B lại làm như thế (ví dụ: hát bài hát rất dài, nhún nhảy rất chuyên nghiệp...) thì được trả lời rằng “nó xem và làm theo trên youtube đấy, chứ không ai dạy đâu”, ông Long dẫn chứng về khả năng bắt chước của trẻ em.

Chuyên gia này phân tích việc học theo của trẻ có mấy đặc điểm: Thứ nhất trẻ học rất nhanh vì những nội dung ở trên Youtube sinh động, dễ thương, có nhạc, có hình, màu sắc đơn giản, được xem đi xem lại nên rất đúng với khả năng tiếp nhận của các em bé này.

Thứ 2, trẻ rất mê, nghĩa là việc trẻ tự học trên Youtube tới từ sự chủ động. Khi đứa bé chủ động làm việc đó, học được thành thứ của nó thì bố mẹ ngăn cản sẽ trở thành một trận chiến. “Đây là điều mà các bố mẹ phải chú ý, muốn bỏ rất khó dù chúng học rất nhanh”, ông Long phân tích.

Vấn đề thứ 3, khi trẻ xem Youtube, Tiktok nhiều thì trẻ sẽ học không định hướng, chỉ đơn giản trẻ nhìn thấy hay làm theo.

{keywords}
Cha mẹ nên theo sát con mình khi tiếp xúc với môi trường internet. (ảnh minh họa)

Trước câu hỏi là làm cách nào để ngăn ngừa những thông tin xấu độc trên các kênh này tác động đến con trẻ, ông Nguyễn Ngọc Long cho rằng: "Đã là xấu độc thì không cho xem, chứ không thể nào cho con xem rồi bảo chúng đừng học theo. Tóm lại phải ngăn chặn vì trẻ em nhận thức vô cùng hạn chế.

Thậm chí có những việc, có những hành động, hành vi gây tổn hại mà các em ấy không biết. Ví dụ một số em bé xem bài hát Baby Shark là bắt đầu nhảy. Đây là bài hát có lượt xem nhiều nhất trên Yotube, tức là đứa trẻ nào cũng xem, gia đình nào cũng mở và xem đi xem lại. Đa số mọi người nghĩ đây là bài an toàn, rất tốt nhưng có thật như thế không?

Bản thân tôi chứng kiến một em bé khi xem bài hát này và nhảy theo nhưng khi nó nhảy ở dưới đất thì không sao, đến lúc bố mẹ đưa lên ghế salon, nó cũng nhảy và mấy lần thì suýt nữa ngã ngửa ra đằng sau.

Tình huống này cho chúng ta thấy rõ ràng là trẻ không ý thức được việc nhảy thì tốt nhưng nhảy trên ghế salon thì có thể nguy hiểm.

Tại sao tôi lấy ví dụ này mà không lấy ví dụ Momo (Thử thách kinh dị Momo khiến ít nhất hai trẻ tử vong-PV) hay gần đây là Huggy Wuggy (một con gấu màu xanh đáng sợ có nguồn gốc là nhân vật phản diện trong tựa game kinh dị Poppy Playtime hiện đã xuất hiện trên hàng loạt video TikTok và YouTube- PV) vì Momo hay Huggy Wuggy là quá ghê rồi.

Cha mẹ nào nhìn vào cũng thấy là nguy hiểm rồi thì rất dễ để phòng tránh nhưng cái mà tôi đang muốn nói ở đây là ngay kể cả những nội dung tưởng như là không nguy hiểm, thực sự không nguy hiểm, bình thường nhất nhưng bố mẹ cũng không nên để con mình tự ý học theo, để con một mình với cái điện thoại để tự học, tự xem và tự làm.

Vì có những việc làm, có những hành động tưởng như rất tốt, rất an toàn nhưng qua đến trẻ con mà không có sự giám sát của bố mẹ lại trở nên vô cùng nguy hiểm.

Vậy nên mấu chốt vẫn là các bậc làm cha, làm mẹ phải theo sát con em mình để chỉ ra đâu là giới hạn của cái tốt và cái xấu. Các bậc cha mẹ chỉ nhìn những cái gì rất ghê gớm, xấu lồ lộ ra rồi mới thấy là xấu. Đấy chính là nguy hiểm.

Do đó, tôi hy vọng các bậc phụ huynh ý thức rất rõ điều này, bắt buộc phải có sự đồng hành cùng con”.

Ngô Huyền

Con trai lớp 3 nhà tiến sĩ viết văn tả 'mùi của mẹ' khiến nhiều người thích thú

Chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba (Nhật Bản), đã chia sẻ bài văn của con trai học lớp 3 lên Facebook nhận được sự yêu thích từ nhiều người.

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Đang cập nhật dữ liệu !