Thực dưỡng mùa xuân: 5 lưu ý vàng bạn cần nhớ

Theo Đông y, mùa xuân nên ăn uống thanh đạm, thức ăn vị ngọt, cay ấm, màu xanh sẽ dưỡng can, giúp cơ thể cân bằng và khỏe mạnh.

Dược sĩ Trần Vân Thy - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, cho biết mùa xuân là mùa sinh sôi, đổi mới của vạn vật. Thực dưỡng - dưỡng sinh bằng ăn uống, trong đó có thực dưỡng mùa xuân được xây dựng trên cơ sở thuận ứng với tự nhiên theo nguyên tắc "xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm".

Theo quan niệm Đông y, khí mùa xuân thông với tạng can, ứng với hành mộc. Do đó, quan trọng nhất trong đạo dưỡng sinh mùa xuân là dưỡng can. Tuy nhiên, bên cạnh dưỡng can thì tỳ vị cũng cần được bảo trợ để làm tốt chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Dược sĩ Thy cũng chia sẻ mùa xuân cũng là mùa bệnh tật phát sinh do chế độ sinh hoạt ăn uống không điều độ của kỳ nghỉ lễ dài.

Để thực dưỡng mùa xuân, dược sĩ Thy lưu ý 6 điểm sau:

Thứ nhất, xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, khoa học và thanh đạm: Mùa xuân có nhiều món ăn dễ ngấy và khó tiêu, khó hấp thụ, đầy bụng và gây mệt mỏi. Do đó cần kết hợp hài hòa giữa thức ăn thô và tinh, khô và loãng, mặn và chay, thịt cá và rau quả, hạn chế chất béo, mỡ động vật, các món chiên xào, quay rán... Đảm bảo các nhóm protein, carbohydrat, chất béo, vitamin và khoáng chất được cân bằng và vừa đủ, tránh ăn quá nhiều, quá no, tránh rối loạn chức năng gan và bài tiết mật bất thường.

Thứ hai, chọn thức ăn có tính giải nhiệt bên trong. Vào mùa đông, để chống lại cái lạnh người ta thường mặc nhiều quần áo ấm; ăn đồ cay nóng, thậm chí dùng nhiều rượu làm cơ thể tích nhiệt bên trong. Đến mùa xuân, nội nhiệt có xu hướng phát tán ra ngoài gây váng đầu, tức ngực, phiền muộn, tứ chi nặng nề... Vì vậy, bạn hãy bổ sung những thực phẩm giúp thanh trừ nội nhiệt, bổ âm dưỡng dương, như các loại dưa, củ mài, đậu đen, nước mía, rau má, rau diếp cá, ngó sen, rau kim châm, ngân nhĩ, hạt sen, trà hoa cúc, trà kỷ tử...

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Thứ ba, chọn thức ăn có vị ngọt. Theo y học cổ truyền, tỳ vị là nguồn gốc của khí và huyết trong cơ thể. Tỳ vị vượng thịnh thì cơ thể khỏe mạnh, sống lâu. Tuy nhiên, can là mộc, tỳ là thổ, mộc khắc thổ nên can khí thịnh vượng vào mùa xuân dễ làm hại tỳ vị. Theo dinh dưỡng học phương Đông, năm vị quy vào năm tạng, trong đó, chua vào can và ngọt vào tỳ. Vì vậy, để tăng cường công năng tỳ thổ, cần bổ sung thức ăn có vị ngọt và hạn chế vị chua. Trên thực tế, ẩm thực ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam có nhiều món ăn vị ngọt như các loại mứt, sữa, mật ong; giàu đạm như thịt kho tàu, thịt đông, trứng... rất phù hợp với lời khuyên của Đông y.

Thứ tư, chọn thức ăn có tính cay, ấm. Mùa xuân là lúc vạn vật sinh sôi, dương khí thịnh, lúc này rất cần phải dưỡng dương trong cơ thể. Theo đó, những thực phẩm có vị cay ôn ấm, tính phát tán, có thể sinh phát dương khí. Áp dụng vào thực tế, các loại gia vị cay ấm, thơm nồng thường được người Việt sử dụng như hành, tỏi, gừng, hạt tiêu, hồi, quế, thảo quả, ngũ vị hương... vừa dưỡng dương, vừa tạo nên hương vị đặc sắc cho các món ăn ngày Tết.

Thứ năm, chọn thức ăn có màu xanh: Màu sắc đối ứng với mùa xuân là màu xanh. Màu xanh thuộc mộc, mộc đối ứng với tạng can. Do đó, những thực phẩm màu xanh như các loại rau quả tươi có thể dưỡng can. Ngoài ra, rau quả tươi chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng rất tốt cho cơ thể. Ăn cam, quýt, dưa hấu, táo, chuối, rau hẹ, rau chân vịt, măng, cà rốt, củ sắn, hạt dẻ, ngó sen, giá đỗ, cà chua, sắn dây, các loại nấm... vào mùa xuân giúp cân bằng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cần nhớ phải luôn uống đủ nước: Nước làm tăng tuần hoàn thể dịch, tăng nuôi dưỡng can và trao đổi bài tiết, giảm tổn thương can do các yếu tố xấu. Uống trà vào mùa xuân có thể giúp tiêu tan mầm bệnh lạnh tích tụ, thúc đẩy quá trình sinh dương trong cơ thể, giải tỏa khí trệ.

Ngoài ra, bạn nên tránh đồ ăn, thức uống có vị chua. Ăn nhiều đồ chua càng làm can khí thịnh vượng và tổn thương tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến chức năng tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Cần kiêng thêm đồ ăn, thức uống sống và lạnh do dễ làm tổn thương dương khí và tỳ vị.

Điều quan trọng, bác sĩ Thy cho rằng khi thực dưỡng bạn cần có sự linh động để phù hợp với từng thể trạng. Người bị lạnh bụng có thể ăn một ít gừng để ấm bụng; người bị hen suyễn có thể uống nước gừng mật ong làm ấm niêm mạc và giảm cơn hen; người bị viêm phế quản mãn tính nên hạn chế ăn đồ cay. Người bệnh đái tháo đường không ăn nhiều đồ ngọt; người bị tăng huyết áp không ăn nhiều đồ mặn; người có thể chất dương thịnh thì không dùng nhiều đồ cay nóng và tráng dương; người âm thịnh không dùng nhiều đồ lạnh và dưỡng âm, trong tiết trời lạnh thì không dùng nhiều đồ mát lạnh.

Khánh Chi  

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !