Phụ nữ mang thai trên 13 tuần được tiêm vắc xin Covid-19, BS nói gì?
Ngày 10/8, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802 kèm Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 thay thế quyết định trước đó
Sẽ đưa phụ nữ có thai vào nhóm đối tượng thận trọng khi tiêm vắc xin Covid-19?
Những ngày qua ở TP. HCM có nhiều thai phụ mắc Covid-19 nhưng nhóm đối tượng này lại không được khuyến cáo tiêm chủng vắc xin Covid-19
Theo hướng dẫn mới này, phụ nữ mang thai và đang cho con bú chống chỉ định với vắc xin Sputnik V. Ngoài ra, khi khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi tuổi thai với trường hợp là phụ nữ mang thai.
Nhân viên y tế cần giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi.
Ảnh minh hoạ. |
Nhóm người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng gồm:
- Có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng
- Đang mắc bệnh cấp tính
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần
Các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng là người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; người mất tri giác, mất năng lực hành vi, người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần; người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống...
Các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần vắc xin.
Sau khi khám sàng lọc, nhân viên y tế cần chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện. Không tiêm cho người có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn. Trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào cần chuyển điểm tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ.
Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Cuối cùng, hướng dẫn quy định không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định.
Theo PGS TS Vương Thị Ngọc Lan - Trưởng Bộ Môn Phụ sản trường Đại học Y Dược TP.HCM, thai phụ có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn các phụ nữ không mang thai. Bệnh Covid-19 ở thai phụ diễn biến nặng hơn phụ nữ không mang thai và tăng tỷ lệ phải nhập ICU hơn, sử dụng can thiệp ECMO và tử vong cũng cao hơn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường, béo phì.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng tăng nguy cơ mắc tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, mổ lấy thai khi sinh.
Dữ liệu về tính an toàn của vắc xin đang còn thu thập do các loại vắc xin bắt đầu sử dụng chưa được 1 năm.
Nhưng gần đây các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu trong đó có 2 bài báo đăng trên tạp chí The New England Journal of Medicine với dữ liệu do CDC Hoa Kỳ thu thập cho thấy không có bất lợi của vắc xin nào với thai kỳ người được tiêm. Kháng thể sau tiêm vắc xin có thể qua nhau thai và tiết qua sữa do đó có thể tác dụng bảo vệ trẻ sau sinh.
Khánh Chi
Mẹ mắc Covid-19 có thể cho con bú được không?
Cho đến nay, việc lây truyền vi rút gây bệnh Covid-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ