Những điều nhỏ nhặt nhưng là 'thần dược' với bệnh nhân ở phòng ICU
Những bệnh nhân ở phòng ICU khi tỉnh lại họ thường sợ hãi, hoảng loạn vì thấy xung quanh nhiều máy móc, dây dợ; thậm chí người tử vong. Vì vậy, hỗ trợ tâm lý kịp thời là điều rất tốt cho họ.
Nam sinh 'cãi' mẹ lao vào ổ dịch
Tiêm vắc xin mũi 1 được mấy ngày, Khôi Nguyên lập tức đăng ký tham gia tình nguyện tại ổ dịch Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội). Hay tin, mẹ cậu đã khóc và nói 'hãy ích kỷ cho bản thân một lần có sao đâu con'.
Những cuộc gọi về nhà
Bệnh nhân G.N. vừa thoát khỏi 'tử thần' tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP.HCM, cho biết điều ông muốn nhất lúc trở nặng là gọi điện cho con trai của mình. Ông G.N kể, cả hai vợ chồng mắc Covid-19, khi vợ ông qua đời thì ông có triệu chứng nặng được đưa vào bệnh viện, khi vào đến viện ông trở nặng và sau đó hôn mê.
Các bác sĩ đã lấy số điện thoại của người thân và kết nối cuộc gọi. Ông gọi điện về cho con trai dặn con cố gắng ở nhà, nhớ cúng cơm cho mẹ đủ ngày 3 bữa. Nhận được cuộc gọi đột ngột từ phòng ICU của bệnh viện Hồi sức Covid-19, con trai ông N. không khỏi xúc động, lo lắng chỉ biết dặn dò cha mình nghỉ ngơi, điều trị thật tốt để về với gia đình.
Trò chuyện với bác sĩ CKII Trần Thanh Linh, Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức tích cực Covid-19, TP HCM thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, ông N. cho biết ông không dám ngủ vì sợ ngủ rồi sẽ ra đi mãi mãi. Ông rất nhớ con trai nên chỉ mong có thể trở về nhà. Khi nghe bác sĩ nói bản thân đã qua nguy kịch, có thể ngủ để mau khoẻ, ông N. mắt rưng rưng nhìn bác sĩ.
Bác sĩ Linh cho biết, người bệnh nằm ở đây khi vào viện có người tỉnh táo nên khi trở nặng phải xuống phòng ICU phải thở máy, bệnh nhân trong trạng thái hôn mê, khi bệnh nhân tỉnh có người cũng không biết mình đang nằm ở đâu. Cảm giác của người bệnh thường lo sợ cái chết. Khi bác sĩ nói bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch thì họ sẽ hợp tác với bác sĩ rất tốt. Bởi vì họ biết mình đã vừa thoát khỏi 'tử thần' nên họ sẽ cố gắng để vượt qua.
BS Linh trò chuyện với bệnh nhân G.N. |
Nhiều bệnh nhân tỉnh lại họ chỉ muốn nói chuyện với người thân. Vì vậy, y bác sĩ sẽ cho họ gọi điện nói chuyện với người thân. Nếu nghe được giọng nói của người thân thì người bệnh sẽ vui. Họ được động viên nhiều hơn nên sẽ cố gắng vượt qua nhanh hơn.
Theo bác sĩ Linh, với y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19, ngoài chuyên môn còn phải có sự gần gũi, động viên người bệnh. Đối với người bệnh Covid-19 phải có tâm lý trị liệu trong đó thì người bệnh sẽ an tâm hơn.
Người bệnh rơi vào hoảng sợ, trầm buồn
Theo kết quả khảo sát, đánh giá sức khỏe tinh thần của người bệnh tại các khoa điều trị ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tỉ lệ bệnh nhân Covid-19 bị trầm cảm là 20%, rối loạn lo âu là 53,3%, stress là 16,7%.
Đặc biệt, những bệnh nhân từng thở HFNC có tỉ lệ trầm cảm là 66,7%. Tương tự, những bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ, hoặc thở máy cũng có tỉ lệ rối loạn lo âu cao, lên tới 66,7%.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy bệnh nhân hài lòng về mọi mặt trong suốt quá trình điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Đồng thời, 67% bệnh nhân rất mong muốn được tư vấn, điều trị tâm lý trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và sau khi xuất viện.
Trước nhu cầu thực tế đó, Ban Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đã mời Tiến sĩ tâm lý Trì Thị Minh Thúy (chuyên gia trị liệu tâm lý thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) đến để tham gia hỗ trợ bệnh viện. Sơ Thuý chia sẻ, được bệnh viện ngỏ lời mời tới điều trị tâm lý cho người bệnh, bà đã đồng ý luôn. Bản thân sơ Thuý muốn dùng chút kiến thức về tâm lý trị liệu và cố gắng hết sức giúp người bệnh.
Ngày đầu vào, đi một vòng bệnh viện, tới các khoa, sơ Thuý cảm giác bất lực vì bệnh nhân nặng nhiều quá. Bản chất của điều trị tâm lý là người bệnh còn có thể nói chuyện với mình để trò chuyện, trao đổi. Nhưng vào Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đều là bệnh nhân nặng, thậm chí bệnh nhân thở máy không nói được. Bản thân sơ Thuý lo lắng mình không thể làm được gì giúp người bệnh.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những bệnh nhân nói chuyện được, sơ Thuý nhận ra có nhiều bệnh nhân lo lắng, hoảng loạn, trầm buồn. Khi bị bệnh bình thường thì có người thân chăm sóc còn bệnh nhân Covid-19 mọi người đều không có người thân bên cạnh.
Vì vậy, sơ Thuý gặp nhiều người bệnh họ cứ nằm im không nói gì. Khi đó, sơ Thuý phải kiên nhẫn nói chuyện với họ, khơi gợi cho họ như cho ăn, massager để bệnh nhân giao tiếp. Còn những bệnh nhân hoảng loạn, sợ hãi hầu như đều là từ phòng ICU ra, bản thân họ cũng có ác mộng, họ thấy có người tử vong, người thân tử vong. Nếu lúc đó được điều trị tâm lý tốt họ sẽ trở về thực tại và vượt lên được.
Những vấn đề lo âu, hoảng loạn, trầm buồn đó là những điều mà người bệnh Covid-19 đang gặp phải. Điều này, đòi hỏi phải có người kế bên, đồng hành, lắng nghe và có 1 vài trị liệu tâm lý giúp người bệnh vượt qua.
K.Chi