Nhân viên y tế chăm sóc F0 tại trung tâm hồi sức: 'Vất vả nhưng vui vì người bệnh ra viện ngày càng nhiều'
Những nhân viên y tế làm việc tại Trung tâm Hồi sức bệnh nhân Covid-19, họ làm việc gấp 3 lần bình thường và chỉ có niềm vui duy nhất là người bệnh ra viện ngày càng nhiều lên.
Bác sĩ cấp cứu F0 ở cộng đồng: 'Nhiều trường hợp oái oăm nhưng trên hết vẫn là niềm vui cứu người kịp thời'
Đang học năm thứ 2 nội trú tại Đại học Y Dược TP.HCM, bác sĩ Tài tham gia nhóm cấp cứu F0 cộng đồng do trường tổ chức và làm việc trực tiếp tại quận 8, TP.HCM.
Xét nghiệm làm việc 12 giờ mỗi ngày
Anh Trần Thanh Hưng là điều dưỡng viên của Bệnh viện Da liễu Trung ương tham gia hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19, Bệnh viện Trung ương Huế (Bệnh viện dã chiến số 14, tại quận Tân Phú, TP.HCM).
Mỗi ngày, anh Hưng phải tập trung cao độ dõi theo và chăm sóc bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Trung tâm, anh chẳng có một khoảng thời gian nào để trải lòng mình với người thân. Tất cả chỉ biết gói gọn trong một từ 'vất vả'. Bởi khi bước vào bệnh phòng, những điều dưỡng viên sẽ theo sát các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân, hỗ trợ cấp cứu khi bệnh nhân diễn biến nặng.
Anh Hưng kể, một quy trình chăm sóc bệnh nhân nặng với người điều dưỡng là cho bệnh nhân ăn, theo dõi bệnh nhân ăn, chăm sóc. Sau đó là chăm sóc răng miệng, vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân, đến làm thuốc, theo dõi sát sao lượng oxy trong máu và các chỉ số sinh tồn…
Khi chăm sóc bệnh nhân Covid-19, khó khăn và vất vả vì đường thở không thông suốt, oxy trong máu cũng vì thế mà tuột xuống rất nhanh và nguy cơ cấp cứu khẩn trương cũng diễn ra trong tích tắc. Vì vậy, khi cho ăn thì điều dưỡng cũng phải vô cùng cẩn thận và khẩn trương hơn.
Anh Lê Văn Sáng – điều dưỡng trưởng Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19, Bệnh viện Trung ương Huế, chia sẻ một ca làm 6 tiếng, còn bản thân anh Sáng thì hầu như không có giờ, có thể đi một ca làm kéo dài đến 9, 10 tiếng hoặc đến nửa đêm mới về là hết sức bình thường.
Anh Sáng tâm sự “chúng tôi căng mình hết sức, ít nhất là tạo năng lượng, tinh thần cho anh em ở dưới, vừa đặt lưng xuống thì chỗ này, chỗ kia kêu là phải hỗ trợ”.
Điều dưỡng Sáng thăm hỏi bệnh nhân chuẩn bị xuất viện. |
Anh Sáng là điều dưỡng trưởng nên trọng trách rất nặng nề khi phải đảm bảo nắm rõ từng tình trạng bệnh nhân, từng khu vực bệnh nặng, bệnh nhân nguy kịch để phân bổ lượng nhân sự.
Bác sĩ Tôn Thất Ngọc – BV Trung ương Huế đang tham gia hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 cho TP.HCM, tâm sự làm công tác bên bộ phận xét nghiệm nhưng các bác sĩ của phòng xét nghiệm cũng quá tải rất nhiều, mọi người đều làm việc gấp 3 lần, thời gian làm việc chưa bao giờ khủng khiếp như vậy.
Bác sĩ Ngọc cho biết khi dịch xảy ra tại TP.HCM, anh đã xung phong tình nguyện vào tâm dịch. Mỗi ngày, hàng ngàn mẫu dịch tễ cần phải xử lý nên các anh cứ làm cố gắng sao cho nhanh nhất.
Nhân viên y tế nơi đây cũng chẳng khác nào những bác sĩ đang “căn” từng giây để dõi theo chỉ số sinh tồn ở bên kia khu điều trị bệnh nhân nguy kịch. Bởi họ cũng mặc đồ bảo hộ, cũng “luôn chân luôn tay” làm mẫu. Đặc biệt, với số lượng bệnh nhân luôn trên 300 người thì tổ xét nghiệm của Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 của Bệnh viện Trung ương Huế phải luôn trực 24/24h.
Mặc dù chỉ có 18 thành viên, trong đó có 6 thành viên phụ trách xét nghiệm PCR nhưng để đáp ứng mẫu xét nghiệm của hơn 300 bệnh nhân, Tổ xét nghiệm phải chia thành 4 kíp, trực 24/24h.
BS Ngọc cho biết, tổ xét nghiệm có 6 nhân sự trực xét nghiệm PCR với các mẫu dịch tễ Covid-19. Còn lại 12 nhân sự sẽ thay nhau phụ trách các xét nghiệm khác như điện giải, đông máu, xét nghiệm sinh hóa… cho bệnh nhân Covid-19.
Mỗi khi có mấu kết quả, để đáp ứng thông tin xét nghiệm của bệnh nhân, tổ xét nghiệm chủ động liên lạc với bộ phận bên trong khu điều trị để lấy mẫu, hoặc liên lạc với bộ phận hành chính để chỉ định các xét nghiệm sớm khi thiếu chỉ định, thiếu mẫu, hoặc bổ sung những cái cần thiết trong điều trị cho bệnh nhân.
Niềm vui lớn nhất của y bác sĩ là đi đến đâu, có bệnh nhân gọi cảm ơn đến đó với ánh mắt ngân ngấn trực trào. Đó là niềm động viên, là thành quả, là thành công. Đôi lúc đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ vẫn mỉm cười vui vẻ hi vọng hết dịch để trở về.
Điều trị tại nhà, F0 lo lắng không được cấp 'thẻ xanh'
Nhiều người là F0 điều trị tại nhà ở TP.HCM lo lắng họ không có “thẻ xanh” chứng nhận đã mắc Covid-19 và điều trị khỏi để được đi lại hoặc đi làm khi hết thời gian giãn cách.
Đến khi nào mới cần tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ em?
BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học cho rằng 'nên tiêm hết cho người lớn rồi hãy bàn tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ em'.
K.Chi