54 siêu thị, bệnh viện liên quan công ty Thanh Nga, CDC Hà Nội nói gì về nguy cơ với khách hàng?
Nhân viên của siêu thị trực tiếp nhận hàng, giao dịch với F0 là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Khách hàng mua sản phẩm từng được F0 vận chuyển liệu có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2?
Nhân viên cung cấp thực phẩm vào siêu thị dương tính: Vi rút có lây qua thực phẩm?
Việc một loạt nhân viên công ty cung cấp thực phẩm vào siêu thị dương tính khiến nhiều người lo lắng liệu họ có bị nhiễm vi rút SARS- CoV- 2 khi mua thực phẩm của nhà cung cấp này?.
Tối 2/8, CDC Hà Nội đã công bố 54 khách sạn, siêu thị, bệnh viện liên quan đến Công ty thực phẩm Thanh Nga - ngõ 651 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng.
Các khách sạn, siêu thị, bệnh viện nằm trên địa bàn của 12 quận, huyện: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ và Thanh Xuân; trong đó có 39 cửa hàng thuộc hệ thống Vinmart, Vinmart+.
Đánh giá về chùm ca bệnh mới phát hiện tại Công ty thực phẩm Thanh Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho rằng “đây là ổ dịch rất phức tạp”.
"Ổ dịch có thể đã tồn tại từ lâu, lây lan âm thầm trong cộng đồng từ trước. Đến lúc chúng ta phát hiện thì số ca mắc đã rất lớn. Nguyên nhân có thể do người dân chủ quan, chưa chủ động khai báo để được sàng lọc khi có biểu hiện ho, sốt", ông Tuấn nói.
Ổ dịch này được đánh giá phức tạp là bởi Công ty Thanh Nga tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm trên toàn thành phố và trực tiếp cung cấp thịt cho rất nhiều siêu thị, trong đó có Vinmart và Vinmart+.
Do đó, ông Tuấn cho biết nhiệm vụ quan trọng hiện nay là rà soát tất cả điểm giao hàng tại các siêu thị để xem F0 đã từng giao dịch trực tiếp với người nào.
Đối với khách mua hàng tại các siêu thị này, ông Tuấn cho rằng nguy cơ lây nhiễm không cao. Nhân viên của siêu thị trực tiếp nhận hàng, giao dịch với F0 là đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Với khách hàng mua sản phẩm từng được F0 vận chuyển, ông Tuấn cho rằng khó có thể bị nhiễm SARS-CoV-2. Đến nay, CDC Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm qua tiếp xúc bề mặt. Khả năng này vẫn có nhưng trên thực tế hiếm khi xảy ra.
CDC Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm SARS- CoV- 2 qua tiếp xúc bề mặt (ảnh minh hoạ) |
"Chủ yếu vẫn là lây nhiễm qua tiếp xúc gần, qua giọt bắn. Còn bề mặt hàng hóa từng được chạm tay bởi người có mầm bệnh thì khả năng lan truyền virus cũng không cao. Đặc biệt nếu người dân tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế", ông Tuấn phân tích.
Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế khẳng định với phóng viên, vi rút SARS-CoV-2 chủ yếu lây qua tiếp xúc giữa người với người, tiếp xúc đám đông, tiếp xúc trong phòng kín.
Đặc biệt, các nghiên cứu cũng chưa thấy có việc lây truyền vi rút SARS-CoV-2 qua thực phẩm. Người dân không nên quá hoang mang lo sợ lây truyền qua thực phẩm. Bởi đồ ăn nấu chín là an toàn.
Có chậm công bố các ca F0 liên quan ổ dịch Thanh Nga và chuỗi siêu thị?
Ca bệnh chỉ điểm F0 của ổ dịch Công ty Thanh Nga được phát hiện từ ngày 28/7 nhưng đến ngày 31/7 mới có kết quả khẳng định và 1 ngày sau các siêu thị liên quan mới thông báo đóng cửa. Việc thông báo này có quá chậm?
Chia sẻ thêm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định SARS-CoV-2 không lây nhiễm qua đường thực phẩm.
PGS. TS Thịnh khẳng định vi rút không thể phát triển trong các thực phẩm đông lạnh.
“Nguy cơ lây nhiễm chỉ có thể xảy ra khi người chế biến, nhân viên giao hàng mắc bệnh và phát tán vi rút qua các vật dụng như túi, hộp đựng... Lúc này, người dân khi chạm vào, vô tình đưa lên mặt có thể dẫn đến mắc bệnh. Tuy nhiên, xác suất này khá thấp”, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Để phòng tránh lây nhiễm qua các vật dụng, ông Thịnh cho rằng người dân có thể thực hiện các biện pháp chủ động như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc các dụng cụ sát khuẩn sau khi nhận hàng, đi siêu thị, đi chợ, hay đến nơi đông người về.
“Việc vi rút có thể xuất hiện trên bề mặt của thực phẩm cũng không quá đáng lo vì thời gian chúng tồn tại trong môi trường ngắn. Bên cạnh đó, việc chúng ta nấu chín thực phẩm trước khi ăn cũng khiến vi rút bị tiêu diệt hoàn toàn”, PGS Thịnh nói thêm.
Có hay không việc công bố các ca bệnh liên quan ổ dịch Công ty thực phẩm Thanh Nga chậm?
Ca bệnh chỉ điểm liên quan đến ổ dịch Công ty Thanh Nga được phát hiện từ ngày 28/7 nhưng đến ngày 31/7 mới có kết quả khẳng định và 1 ngày sau các siêu thị liên quan mới thông báo đóng cửa. Việc thông báo này có quá chậm?
Đồng thời, xác minh được 33 trường hợp F1. Tổng số người liên quan, người trong khu vực ổ dịch khoanh vùng đã được lấy mẫu là 750 người (trong đó 500 mẫu gộp sàng lọc cộng đồng và 230 người sống trong ngõ 651 Minh Khai).
Bên cạnh đó, cách ly tại trạm y tế đối với 11 cán bộ y tế thuộc 2 dây chuyền tiêm tại khu công nghiệp Quang Minh (F1) là dây tiêm có 5 trường hợp dương tính liên quan đến Công ty Thanh Nga đến tiêm ngày 28/7 .
Ngoài ra, lập danh sách nhân viên làm việc tại 5 công ty cùng địa chỉ ngõ 651 Minh Khai; đồng thời thông báo cho nhân viên công ty chủ động tự cách ly tại nhà và khai báo với y tế địa phương.
N. Huyền