Món cháo 'siêu' bổ dưỡng cho F0
Theo các bác sĩ, trong quá trình điều trị Covid-19 tại nhà thì dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, nó là “chìa khoá” tăng sức đề kháng, đào thải virus nhanh hơn. Dưới đây là món cháo cho F0 'siêu' bổ dưỡng
Người bị Covid-19 thường mệt mỏi, chán ăn, vì vậy, cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu.
Khi nhiễm Covid-19, bạn cần kiêng món ăn chiên, rán, nướng bởi các món này sẽ gây khó tiêu, mệt mỏi thêm cho cơ thể. Nên thay thế bằng các món luộc, hấp, nấu. Nguyên tắc dinh dưỡng là cân đối và đầy đủ năng lượng, đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
Vì sao hậu Covid-19 lại đau lưng, đau gối kéo dài?
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị Covid-19 xong họ bị chứng đau lưng, đau cổ vai gáy kéo dài thậm chí có người phải đi trị liệu.
BS CKII. Huỳnh Tấn Vũ – Trưởng đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là trong những thời điểm mà hệ thống miễn dịch cần nhiều năng lượng. Việc tiếp cận hạn chế với thực phẩm tươi có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của chúng ta để tiếp tục ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng.
BS Vũ gợi ý món cháo trứng gà với lá tía tô vừa bổ dưỡng, vừa là bài thuốc quý chữa chứng ngoại cảm phong hàn trong đông y rất tốt cho các F0 và người nhà có thể nấu lên ăn trong những ngày cách ly.
Trong đông y người ta thường nói thức ăn là thuốc. Khi nhiễm Covid-19 người bệnh thường có triệu chứng đau họng, sổ mũi, đau nhức mình mẩy thì đây là món cháo rất hợp lý.
Món cháo cảm trứng gà siêu bổ dưỡng. Ảnh minh hoạ. |
Vì vậy, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu để nấu cháo trứng tía tô. Nguyên liệu gồm gạo, 2 quả trứng gà, lá tía tô, gừng tươi, lá hành, lá mùi, hạt tiêu… và một số gia vị khác để nêm cho vừa ăn.
Trong món cháo trứng gà tía tô được gọi là cháo giải cảm. Nguyên liệu làm nên bát cháo vừa là dược liệu vừa là thực phẩm. Tía tô có tác dụng khu phong, phát hãn, giải độc, kích thích tiêu hoá. Tía tô là một loại rau gia vị rất phổ biến trong bữa cơm của người Việt. Nó không chỉ là rau gia vị mà còn là vị thuốc quý trị các chứng ho, cảm, đau đầu, đầy trướng bụng.
Trong đông y gừng tính ấm nóng đem lại tác dụng chữa cảm lạnh, sốt, đặc biệt khi dùng cùng nước ấm sẽ tác dụng làm giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng gừng tươi sẽ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh.
Hành tím và hành hoa là gia vị và cũng là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Cơ sở tác dụng trị cảm ho của hành lá là do trong hành lá có chứa tinh dầu, trong tinh dầu chủ yếu có chất kháng sinh atixin C6H10OS2.
Chúng ta đã biết atixin là một chất dầu không màu, tan trong cồn, trong benzen, ête, khi hoà tan trong nước dễ bị thuỷ phân, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Trong các tài liệu cổ cho rằng hành có vị cay, bình mà không độc có năng lực phát biểu, hoà trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng.
Ngoài ra, nâng cao sức khoẻ sức đề kháng thì dùng trứng gà, lấy lòng đỏ. Lòng đỏ trứng gà vị ngọt, có tác dụng bổ dưỡng, giúp cơ thể của bạn khoẻ hơn. Y học hiện đại thì trứng gà có nhiều vitamin, protein. Trứng còn cung cấp các nguồn quan trọng khác như axit folic, biotin, vitamin A, E, K, B2, B12 và sắt.
Gạo có vị ngọt nhạt, tác dụng các kinh trong cơ thể như tì, thận giúp cho bạn nâng cao sức khoẻ, chống lại bệnh tật, giúp tăng cường năng lượng.
Cách nấu cháo
Theo BS Vũ, bạn có thể sử dụng 30 gram gạo vo thật sạch sau đó cho vào nồi rồi cho nước gấp 3 lần gạo cho vào nấu nhừ thành cháo trắng. Trong thời gian chờ cháo chín, bạn có thể làm các nguyên liệu khác như lấy 1 củ gừng cạo vỏ, thái nhỏ sợi từng miếng. Lấy lá tía tô rửa sạch để ráo nước rồi thái nhỏ cùng với lá hành hoa, củ hành tím băm nhỏ lát bỏ vào cháo.
Khi cháo chín, bạn múc cháo vào tô hành lá và trứng gà đã chuẩn bị ở trên vào, rồi trộn đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào với nhau.
BS Vũ lưu ý, ăn cháo này chú ý nên ăn trong giai đoạn nóng. Có thể ăn kết hợp với hương vị của gia vị tía tô, hành tím… ăn nóng đánh đuổi lạnh để cân bằng âm dương.
K.Chi
F0 ở Hà Nội tự 'bơi' trong đại dịch, loay hoay để được công nhận
Dù biết mình đang dương tính nhưng có những hôm tôi vẫn phải đeo khẩu trang, đi găng tay, dùng kính chắn giọt bắn đi chợ, mua thuốc về phục vụ cả nhà.
Tiêm 3 mũi vắc xin, đã khỏi Covid-19 vẫn tái nhiễm SARS-CoV-2?
Chị Vũ Thanh (36 tuổi, trú tại Tân Bình, TP.HCM) cho biết vừa mắc Covid-19 đầu tháng 2 thì đến nay lại dương tính lần nữa.
Mất ngủ trong và sau Covid-19, tôi phải làm sao?
Trong số những bệnh nhân đến khám hậu Covid-19 tại bệnh viện Đức Giang, khá nhiều người mắc các triệu chứng lo lắng, stress, mất ngủ. Tình trạng mất ngủ kéo dài từ lúc còn dương tính cho đến khi khỏi bệnh hơn 3 tuần...