Khám hậu Covid-19: 'Quan trọng là tổn thương phổi, chữa cái gì thì không ai biết'?
Theo các bác sĩ, việc lạm dụng khám hậu Covid-19, chụp phổi không hề tốt, chỉ tuỳ từng trường hợp mới cần thiết chụp CT phổi...
Cầm tấm phim chụp CT kết quả rất đẹp, chị Hương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) mừng rỡ vì mình mắc Covid-19 nhưng không có tổn thương phổi. Chị Hương kể sau khi nhiễm Covid-19, chị ho trong 2 tuần ai cũng nói ho này chắc chắn bị ảnh hưởng.
Chị Hương có gói bảo hiểm sức khoẻ liên kết với các bệnh viện nên đi kiểm tra sức khoẻ nếu có bệnh thì bảo hiểm sẽ chi trả, không có bệnh thì chị chấp nhận mất tiền.
Chị Hương đăng ký gói khám hậu Covid-19 mất 5,6 triệu đồng, ưu đãi 10 % còn 5 triệu. Khi vào làm các xét nghiệm máu và siêu âm từ tuyến giáp tới tĩnh mạch đều ổn định. Điều chị Hương lo nhất là lúc chụp CT sợ phổi có vấn đề.
Sau khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang với giá 1,9 triệu đồng thì mọi thứ đều tốt đẹp nên bà mẹ hai con này khá hài lòng dù tốn một khoản tiền.
PGĐ bệnh viện Covid-19: Hậu Covid-19 biến chứng nặng là chuyện thời biến chủng cũ + chưa tiêm vắc xin
Lúc chưa tiêm bao phủ vắc xin, cộng với quá tải y tế thì hậu Covid-19 có thể xảy ra. Hiện nay đã tiêm bao phủ vắc xin toàn dân, chủng Omicron virus chỉ nằm ở cổ họng thì không thể xuống phổi gây xơ phổi
Cả nhà chị Lê Thu Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) đều lần lượt trở thành F0. Chồng chị Hà lo lắng Covid-19 ảnh hưởng nên muốn cả nhà cùng đi tầm soát hậu Covid-19. Chồng chị đưa mẹ và hai con đi khám hậu Covid-19. Kết quả, một em bé phổi có tổn thương.
Nhưng bác sĩ cũng chỉ khuyến cáo về nhà cho bé tập thở và ít thực phẩm chức năng chứ không có thuốc gì. Còn mẹ chồng chị Hà phát hiện có đái tháo đường tuyp 2 nên nghĩ rằng có thể do hậu Covid-19.
Người dân đi khám hậu Covid-19. |
Theo PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Dược TP.HCM, hậu Covid-19 là có.
Nghiên cứu của các quốc gia khác hậu Covid-19 và tỷ lệ có triệu chứng Covid-19 kéo dài là có nhưng đa số là tự khỏi sau vài tháng còn người bị Covid-19 kéo dài hiếm hơn.
Khi bị hội chứng hậu Covid-19 kéo dài không phải ai cũng giống ai, có người có tổn thương ở phổi, có người thì chỉ khó chịu như ăn không ngon, mệt mỏi, cảm thấy thiếu sinh lực, có một số người tự nhiên phát bệnh nền và chỉ những người có tổn thương thực sự cần điều trị đặc hiệu.
Còn bản thân người bệnh sau khỏi Covid-19 thấy mệt mỏi, người cứ buồn mã, rệu rã thì tự thân bệnh nhân sẽ bình phục dần dần. Chỉ khi nào nó ảnh hưởng tới cuộc sống như không tập trung công việc, mất ngủ kéo dài thì có thể đến gặp bác sĩ.
Những người sau Covid-19 phát hiện bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp.... điều này cũng hoàn toàn bình thường vì các bệnh nền này nó đã sẵn có khi bị hậu Covid-19 đi khám bạn phát hiện ra. Các bệnh nền này thông thường vẫn phát hiện qua các lần khám sàng lọc sức khoẻ.
Ở Anh quốc người ta chia hậu Covid-19 ra làm 3 nhóm khi bị bệnh đa số là do bác sĩ gia đình, sau đó mới đến các bác sĩ khoa nội của bệnh viện, nếu không được thì bác sĩ của hệ thống liên chuyên khoa.
Thực tế, PGS Dũng cho biết có nhiều bác sĩ họ tin rằng có hậu Covid-19 nên sau mỗi toa thuốc cho F0, họ đều dặn bệnh nhân phải đi khám hậu Covid-19 nhưng về khoa học là không đúng.
Ngay cả với trẻ nhỏ, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ có 2% trẻ có triệu chứng Covid-19 kéo dài, triệu chứng này khác với di chứng tổn thương nên số trẻ bị tổn thương thực sự sẽ cực kỳ nhỏ và sẽ dần bình phục.
'Với người cho rằng chụp CT xong có tổn thương phổi, quan trọng là phát hiện tổn thương bệnh nhân được chữa cái gì thì không ai biết. Trong khi đó, một lần chụp CT thì nguy cơ nhiễm phóng xạ từ chụp cũng rất lớn', PGS Dũng nói.
Nếu bạn phát hiện có tổn thương phổi thì bạn chỉ lo lắng thêm chứ chữa cũng không được. Bởi vì, khi bị Covid-19 có trường hợp bị nặng xơ hoá phổi và nó sẽ lành lại. Còn trường hợp không lành lại thì nó theo diễn biến của cơ thể chứ không có thuốc nào đặc trị xơ phổi, sẹo phổi để tan khối xơ.
Người bệnh có hiện tượng này chỉ có cách duy nhất đó là tập thở để phục hồi dần dần. Khi nào bạn thực sự khó thở ảnh hưởng tới việc làm, đi lại thì mới cần tới bác sĩ vật lý trị liệu.
Khánh Chi
Đã bị 'hớ' ôm đống thuốc Nga, Trung Quốc, đừng để bị 'hù' lần hai với hậu Covid-19
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, nhiều người đã bị 'hớ' khi mắc Covid-19 với việc mua thuốc Nga, Trung để uống, bạn cũng không nên để mình bị 'hớ' lần hai với hậu Covid-19.
Chưa tiêm vắc xin, trẻ mắc Covid-19 có cần phải đi khám hậu Covid-19 hay không?
Ths.BS Đinh Thế Tiến, phụ trách phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, không nhất thiết phải khám hậu Covid lại ngay ở tất cả trẻ em dù nhóm này chưa được tiêm phòng Covid-19.
'Hậu Covid-19 biến chứng nặng là xưa rồi', chỉ nhóm nhỏ này nên đi khám
Sau khi khỏi bệnh, nhóm F0 có bệnh lý nền; tuổi > 60 tuổi; khi mắc đã từng phải điều trị tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực…cần đi khám. Thực chất đây là các bệnh nhân không mắc Covid cũng thường xuyên khám định kỳ