Omicron 'tàng hình' sẽ kết thúc đại dịch?
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng chủng Omicron tàng hình lây lan nhanh sẽ là biến thể virus cuối cùng để kết thúc đại dịch Covid-19.
Từng sợ hãi khi Omciron xuất hiện
Theo TS Phạm Hùng Vân, Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, virus SARS-CoV-2 từ khi ra đời đã có rất nhiều lần thay đổi biến thể trong đó các biến thể được quan tâm đó là Alpha, Beta, Gama, Delta.
Biến thể sau ra đời bao giờ cũng lây lan nhanh hơn và át đi biến thể trước. Ví dụ Delta xuất hiện tại Ấn Độ đã lây lan nhanh gấp 2 lần biến chủng cũ nên nó tạo ra những cơn bùng phát dịch tại Ấn Độ và đợt dịch ở TP.HCM vào năm 2021.
Đến cuối tháng 11/2021, tại Nam Phi người ta thấy xuất hiện thêm biến thể mới Omicron có tốc độ lây gấp 4 lần Delta.
Nhưng may mắn Omcron quét qua toàn thế giới nhưng tử vong và bệnh nặng lại không cao. Thời điểm Omicron xuất hiện có thể do độ phủ vắc xin trên toàn cầu đã cao hơn nhiều.
Theo TS Vân, khởi đầu khi điều chế vắc xin người ta hi vọng rằng vắc xin ngăn ngừa không cho nhiễm bệnh nhưng sau một thời gian người ta nhận ra rằng vắc xin có hiệu quả thấp trong ngăn nhiễm. Vì vậy, người chế vắc xin họ đưa ra khái niệm miễn dịch cộng đồng, nếu tiêm được hơn 75 % dân số thì ngăn ngừa không cho virus lây nhiễm và có miễn dịch cộng đồng.
Omicron có thể chấm dứt đại dịch, vắc xin không ngăn ngừa được nhiễm nhưng vắc xin tạo được miễn dịch bảo vệ giúp người bệnh giảm nguy cơ bệnh nặng, vắc xin ngăn cản không cho cơ thể huy động thực bào chống lại virus. Khi phải huy động thực bào bảo vệ thường xảy ra cơn bão Cytokine, là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong đại dịch Covid-19.
Ảnh minh hoạ. |
Người bệnh nền khi nhiễm Covid-19 không phải huy động thực bào nên không lo cơn bão Cytokine. Điều này làm giảm quá tải y tế.
Nếu nhiễm thêm tự nhiên sẽ tạo kháng thể niêm mạc và không lo tái nhiễm. Vắc xin dù không tạo miễn dịch cộng đồng nhưng nó là điều kiện để miễn dịch cộng đồng xảy ra. Đã tiêm vắc xin + nhiễm Omircon = bệnh nhẹ + tạo kháng thể niêm mạc = có thể thoát khỏi đại dịch.
Biến thể Omicron tàng hình: Thời gian âm tính lâu, né được test nhanh?
Theo các chuyên gia, gọi là biến thể Omicron 'tàng hình' nhưng trên các nghiên cứu không phải là 'tàng hình' thực sự với các loại xét nghiệm.
Omicron tàng hình đè bẹp các chủng cũ?
TS Vân cho biết, Omicron là biến thể khá đặc biệt, bản thân nó có nhiều đột biến so với các biến thể khác. Delta chỉ có 10 đột biến nằm trên gen S thì Omicron có tới 34 đột biến trên gen S. Biến thể Omicron lại tiếp tục đột biến trong vùng gen S nên tạo ra các biến thể phụ.
Hiện nay, người ta thấy Omicron nguyên thuỷ BA.1 nhưng sau thời gian đột biến tạo ra các biến thể phụ BA.2. Biến thể BA.2 có điểm khác biệt với BA.1 mất đi một đột biến mất đoạn của BA.1 và thêm 1 đột biến mất đoạn nên có sự khác biệt. BA.2 có thể lây lan gấp 1,8 lần BA.1.
Hiện nay BA.2 so với chủng nguyên thuỷ lây lan nhanh hơn và BA.2 sẽ đột biến tạo ra BA.3. Theo quy luật dòng nào lây lan nhanh sẽ chiếm ưu thế.
Các nghiên cứu giải trình tự gen tại TP.HCM cho thấy có tới 67% mẫu giải trình tự gen là BA.2. Điều này phù hợp với ghi nhận tại Hà Nội hay Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hiện vẫn còn Delta và BA.1, BA.3, nhưng trong tương lai gần biến thể BA.2 sẽ chiếm toàn bộ.
TS Vân cho rằng người ta gọi BA.2 là Omicron 'tàng hình' vì những người bị nhiễm Omicron BA.2 thường làm test nhanh kháng nguyên âm tính trong những ngày đầu, chỉ khi triệu chứng rõ ràng hơn mới có kết quả dương tính.
Nhưng cũng có người nhiễm BA.2 không có triệu chứng nên gọi là 'tàng hình'. Nhưng theo TS Vân dù trốn test nhanh thì sử dụng test nhanh kháng nguyên vẫn còn có hiệu quả nếu bạn có nhiều triệu chứng điển hình thì test vẫn phát hiện dương tính.
Nhiều ý kiến cho rằng test nhanh trên tị hầu chậm dương tính vì virus không trú ngụ nhiều, TS Vân cho biết thực tế khi làm xét nghiệm nghiên cứu thì lượng virus trên vùng tị hầu vẫn nhiều như bình thường và điều này phù hợp các nghiên cứu người ta chỉ ra Omicron vẫn nhân bản tốt ở niêm mạc vùng mũi hầu.
TS Vân khuyến cáo Omicron vẫn có thể xâm nhập được đường hô hấp dưới nên với người bị nhiễm Covid-19 biến chủng Omicron có sẵn bệnh lý nền vẫn cần theo dõi sát sao các triệu chứng, không chủ quan khi thấy nhiễm Omicron nhẹ nên không theo dõi sát bệnh.
Khánh Chi
Bác sĩ phát hoảng với F0 ở nhà tự uống thuốc bừa bãi
Đa phần các túi thuốc được bệnh nhân gửi đến nhờ bác sĩ tư vấn đều có kháng sinh. Nhiều hiệu thuốc bán thuốc kê đơn, mặc kệ tình trạng người bệnh như thế nào…
Khám hậu Covid-19: 'Quan trọng là tổn thương phổi, chữa cái gì thì không ai biết'?
Theo các bác sĩ, việc lạm dụng khám hậu Covid-19, chụp phổi không hề tốt, chỉ tuỳ từng trường hợp mới cần thiết chụp CT phổi...
Nhiễm Covid-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho, đúng hay sai?
Nhiều người cho rằng khi mắc Covid-19 không nên ăn tanh, các thực phẩm như tôm, cá có thể gây kích ứng, làm gia tăng tình trạng ho.