Tưởng mụn trứng cá hoá ra bệnh lần đầu nghe đến, thời gian chữa trị rất dài

Cảm giác kiến bò trên mặt vào buổi tối, điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi, trong đó đa số có tiền sử sử dụng kem làm trắng da không rõ nguồn gốc, nhiều bệnh nhân ngã ngửa khi biết mình mắc bệnh lần đầu nghe thấy.

{keywords}
Viêm da Demodex dạng trứng cá

Bệnh do ký sinh trùng

Gần đây Trung tâm da liễu thẩm mỹ Hùng Vương (Bệnh viện đa khoa Hùng Vương) thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân đến khám với biểu hiện: rụng mi, ngứa da, châm chích  mặt  nhiều, da ngày một sần lên rất khó chịu. Sau khi thăm khám và xét nghiệm: kết quả cho demodex dương tính.

Tương tự, BS. Nguyễn Bá Nam, Phòng khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng, Viện Ký sinh trùng và Côn trùng TP.HCM cho biết, từng tiếp nhận và điều trị cho không ít người bệnh đến khám.

Người bệnh đa số do da bị mụn thường xuyên, dai dẳng, các nốt mụn rời rạc, đặc biệt hay có cảm giác kiến bò trên mặt vào buổi tối và đã điều trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi, trong đó đa số có tiền sử sử dụng kem làm trắng da không rõ nguồn gốc.

Tại Phòng khám, khi thăm khám lâm sàng xong, các kỹ thuật viên sẽ cạo một lớp da mỏng gồm có lớp sừng và 1 phần sâu gốc nang lông để quan sát dưới kính hiển vi quang học để phát hiện demodex.

Theo BS Nguyễn Bá Nam, demodex là một tên gọi còn khá xa lạ ở Việt Nam và vì thế nhiều trường hợp viêm da do demodex thường được chẩn đoán nhầm với một số bệnh có triệu chứng tương tự như viêm da tiếp xúc hay mụn trứng cá.

Trong khi đó, viêm da do demodex là bệnh gây nên bởi một loài chân đốt (Arthropoda), ký sinh tạm thời ở nang lông, gần nang lông, tuyến bã, trên vảy da ở người và súc vật. Demodex thuộc lớp nhện (Arachnida); bộ ve (Acarina); họ Demodicidae.

“Có 2 loài “thích” sống trên mặt người là Demodex folliculorum (D. folliculorum) và D. brevis. Hai loài demodex này được phân biệt chủ yếu qua vị trí sống. Loài D. folliculorum thích ngụ cư gần bề mặt da, trong các lỗ chân lông hoặc chân tóc. Còn D. brevis sống ở lớp sâu hơn, phía dưới biểu bì của da, bên trong tuyến nhờn (dầu) bao quanh chân lông của người”, BS Nguyễn Bá Nam cho hay.

Theo đó, demodex có thể sống ở nơi có nang lông và tuyến bã, hút chất dinh dưỡng và làm hư hại tế bào, nhiều nhất ở mặt và đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Demodex lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do bụi có chứa trứng bám vào da, hoặc đồ dùng chung.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố thuận lợi như: da tiết bã nhờn nhiều, da mặt bẩn, thương tích xây sát, môi trường độ ẩm, mỹ phẩm kích ứng, hiệu ứng thuốc bôi. Sau khi giao phối chúng đào hang vào da, đẻ trứng, gây nên nhiễm khuẩn và nhiễm trùng da.

Trong suốt giai đoạn của chu kỳ cuộc sống của chúng, những con ve phá hủy da bài tiết chất thải, đẻ trứng và chết. Sau khi chết, xác chết của chúng trở thành chất lỏng và phân hủy bên trong da gây ra phản ứng dị ứng.

Dễ lầm tưởng bị mụn trứng cá

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, demodex có thể tồn tại trên da người khoẻ mạnh mà không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên sẽ gây bệnh khi chúng tập trung với số lượng lớn trên vảy da, nang lông hoặc khi miễn dịch của cơ thể suy giảm.

Bệnh viêm da do demodex có 3 thể bệnh chính: Viêm nang lông dạng vảy phấn (nhẹ): da đỏ, bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, có cảm giác kiến bò trên da.

Trứng cá đỏ thể u hạt (thể này ít gặp, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch cơ thể, ví dụ bị HIV)

Và viêm da demodex dạng trứng cá gặp nhiều nhất và tỉ lệ bị sẽ rất cao ở những người từng dính tới mỹ phẩm dạng rượu thuốc hoặc kem trộn chứa corticoid.

Qua thực tế ghi nhận từ các ca bệnh đến khám, điều trị, các bác sĩ khuyến cáo, người sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc (kem trộn), hay da bị yếu đi do lột tẩy quá nhiều có tỷ lệ nhiễm demodex nhiều hơn.

Đừng sa bẫy quảng cáo ngọt ngào của kem tan mỡ bụng

Đừng sa bẫy quảng cáo ngọt ngào của kem tan mỡ bụng

Nhiều chị em tin rằng chỉ một lọ kem tan mỡ bụng với chiết xuất từ gừng, ớt nó sẽ giúp họ có được vòng eo thon gọn, đáng mơ ước.

Lý giải tình trạng này, BS chuyên khoa da liễu Đinh Thị Thảo - Phụ trách Trung tâm da liễu thẩm mỹ Hùng Vương Như cho biết, corticoid là thành phần cấm sử dụng trong mỹ phẩm được lạm dụng sử dụng trong các sản phẩm “kem trộn”, còn rượu thuốc lại làm lột tẩy đi hoàn toàn lớp hàng rào bảo vệ da.

Cả 2 loại này đều có chung một đặc tính làm cho hệ miễn dịch của da bị tổn hại trầm trọng dẫn tới bị mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật trên da , làm  thay đổi độ PH của da , và từ đây Demodex có điều kiện bùng phát.

Điều đáng nói một khi đã nhiễm demodex thì việc điều trị là một điều không hề dễ dàng và cần một thời gian khá dài.

Theo BS Nguyễn Bá Nam điều trị demodex đúng cách tình trạng nhiễm trùng sẽ dừng lại và làn da của bạn sẽ mịn màng và mềm mại trở lại, lỗ chân lông của bạn sẽ trở nên nhỏ hơn và chất dầu sẽ giảm tiết hơn.

Demodex rất dễ lây và lây lan nhanh thông qua việc ôm, hôn nhau, sử dụng khăn chung do đó việc điều trị nên được bắt đầu sớm. Đáng lưu ý, người bị nhiễm demodex không triệu chứng cũng có thể truyền cho người khác.

“Một khi bị nhiễm, thời gian ủ bệnh có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Đặc biệt, trong quá trình điều trị bệnh người bệnh cần rửa sạch mặt hàng ngày, ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm vì đây là môi trường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của demodex”, BS Nguyễn Bá Nam nhấn mạnh.

Để phòng tránh nhiễm demodex các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần giữ gìn làn da lúc nào cũng sạch sẽ, không để tồn dư lượng chất nhờn trên da quá nhiều và trong môi trường quá nóng ẩm. Không còn thức ăn, không có môi trường sống tốt thì tự động demodex sẽ không tồn tại được. Tích cực vệ sinh nhà cửa, chăn ga gối phải được thường xuyên giặt, phơi nắng.

Đặc biệt, BS Đinh Thị Thảo cũng nhấn mạnh, chị em nên là người tiêu dùng thông thái khi chọn mỹ phẩm sử dụng lên da mình. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, giả mạo các nhãn hàng trên thị trường sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho da. Ngoài ra, nếu có biểu hiện bất thường về da cần đến bệnh viện khám ngay để được bác sĩ điều trị.

N. Huyền 

 

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Đang làm xét nghiệm, người phụ nữ bất ngờ bị sốc

Đang làm xét nghiệm, người phụ nữ 34 tuổi bất ngờ có biểu hiện sốc, mạch, huyết áp không đo được, phải hồi sức cấp cứu, truyền máu, đẩy ngay lên phòng phẫu thuật.

Cưới nhau 6 tháng không thể 'yêu', cặp vợ chồng trẻ cầu cứu bác sĩ

Cưới nhau được 6 tháng nhưng không thể quan hệ tình dục, cặp vợ chồng ở Thái Nguyên đã tìm tới bác sĩ. Kết quả thăm khám khiến họ bất ngờ.

Sợ vô sinh vì uống thuốc ngừa thai mỗi ngày

Sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày có hiệu quả lên đến 99%. Tuy nhiên, một số chị em lo ngại thuốc có thể ảnh hưởng đế khả năng có con sau này.

Chiếc bánh tẻ suýt đoạt mạng người phụ nữ đi chăm cháu ở viện

Bốn giờ sau khi ăn bánh tẻ con trai mua cho, người phụ nữ rơi vào tình trạng mệt lả, lơ mơ, da tím tái, tụt huyết áp, phải cấp cứu ngay.

Kinh nghiệm bất bại của những người giảm 9kg không vất vả

Quy tắc 80/20, uống nước ép rau xanh vào buổi sáng, ăn thịt gà… là các thói quen không quá khó để áp dụng.

Những món ăn không nên kết hợp với nhau

Bạn không nên ăn cam quýt cùng sữa, thịt nguội với phô mai để tránh gây hại cho sức khỏe.

Mắt biến dạng sau khi làm mẫu cắt mí cho học viên ở spa

Nhận lời làm mẫu miễn phí cho một học viên tại spa cắt mí, cô gái 20 tuổi đã phải đến bệnh viện vì mắt biến dạng, không mở được.

Đang cập nhật dữ liệu !