Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà

Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc Covid-19 tại nhà đó là cho trẻ uống thuốc theo ''tư vấn'' trên mạng, hạ sốt không đúng cách, đo sai chỉ số SpO2… 

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chia sẻ, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 ngày càng gia tăng do trẻ đi học trở lại và do sự mở cửa về kinh tế, xã hội cùng sự xuất hiện của các chủng mới Covid-19. Bệnh ở trẻ em nhìn chung nhẹ hơn người lớn nhưng cũng không nên chủ quan.

Bộ Y tế đã đưa ra các triệu chứng cần cho trẻ mắc Covid-19 nhập viện là trẻ thở nhanh, kém ăn, bỏ bú, thậm chí là trẻ ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 dưới 96%. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, thông thường trẻ chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỷ lệ rất nhỏ vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số SpO2 giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà.

Trẻ chuyển nặng và nguy kịch khi SpO2 tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy… Trường hợp này, trẻ bắt buộc phải nhập viện. Về các nguy cơ trẻ mắc Covid-19 tăng nặng (bé mắc bệnh lý nền), PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: “Đây là yếu tố gây nguy cơ bệnh nặng chứ không phải là yếu tố quyết định các cháu nhập viện hay không vì có rất nhiều trường hợp có bệnh nền nhưng không diễn biến nặng”.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà
Trẻ mắc Covid-19 điều trị tại bệnh viện

Chúng ta vẫn phải căn cứ vào triệu chứng lâm sàng mới quyết định trẻ nhập viện hay không. Ví dụ trẻ tiền sử đẻ non, trẻ đái tháo đường, trẻ bị tim bẩm sinh, hen phế quản, phổi mãn tính… nếu bệnh không ổn định phải cho vào viện vì ngoài điều trị Covid trẻ còn phải điều trị bệnh nền.

Nếu trẻ có bệnh nền nhưng tình trạng bệnh ổn định, chúng ta có thể để trẻ điều trị tại nhà. “Ví dụ cứ không nhất thiết trẻ bị hen phế quản mắc Covid đều đưa vào viện sẽ gây quá tải. Tôi gặp nhiều trường hợp phụ huynh yêu cầu đưa con vào viện bằng được nhưng sau 1 ngày, lại xin ra viện bằng được. Không chỉ thủ tục, giấy tờ… phức tạp mà còn làm hạn chế giường bệnh. Chúng ta nên dành cho người thực sự bệnh nặng”, PGS.TS Hiếu nói.

­Quá trình điều trị trẻ tại nhà, theo PGS.TS Hiếu, phụ huynh đừng quá căng thẳng, bắt trẻ đeo khẩu trang suốt ngày đêm. Trẻ trên 2 tuổi nên đeo khẩu trang nếu trẻ tiếp xúc người chưa nhiễm, đa phần không nên đeo khẩu trang. “Đêm ngủ đeo khẩu trang sẽ làm trẻ bị thiếu oxy, ảnh hưởng hô hấp. Cha mẹ cố gắng cho trẻ vui chơi nhẹ nhàng, không cấm trẻ vui chơi, tập thể dục. Đây là cách để theo dõi trẻ có bình thường không, chỉ hạn chế trẻ hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi”.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, quá trình chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, người chăm sóc nên thiết lập đường dây cố định với nhân viên y tế. Hiện nay, có nhiều đường dây nóng của hệ thống y tế, chúng ta nên chọn 1 đường dây để theo ngay từ đầu. “Chúng ta đừng hôm nay gọi đường dây nóng này, mai gọi đường dây khác, hôm nay nghe lời hàng xóm mách, hôm sau lại nghe một bác sĩ khác. Như vậy, các phụ huynh sẽ bị hoảng loạn, lúng túng và hệ thống y tế không theo dõi chặt chẽ được các trường hợp”, PGS.TS này nói.

Một điều khác PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu lưu ý là việc chọn thiết bị đo chỉ số SpO2. Thiết bị này có nhiều loại dành cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Đa phần các gia đình mua thường mua 1 loại và dùng chung cho cả nhà.

“Đây là nguyên nhân sai chỉ số SpO2 của trẻ. Tôi thường nhận những cuộc điện thoại ban đêm báo SpO2 của trẻ 78% hay 80% nhưng thực tế là đo sai”, PGS.TS Hiếu nói.

PGS.TS Hiếu hướng dẫn, mặt đo phải hướng lên trên. Nhiều trường hợp kết nối video call với bác sĩ mới biết mình đo ngược. Với trẻ em, có thể dùng máy của người lớn để đo nhưng chú ý chọn ngón chân to (ngón chân cái) ngón tay chỉ dùng 2 ngón tay nếu tay quá bé.

“Chúng ta đo nhiều lần, kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và đo SpO2 để đánh giá tình trạng của trẻ. Ví dụ cháu hồng hào, bình thường nhưng đo SpO2 chỉ 80%, 90% đừng vội lo lắng, hãy bình tĩnh đo lại”, ông Hiếu nói.

Bên cạnh đó, nhiều máy đo SpO2 trên thị trường không được kiểm chứng. Số liệu sai sẽ làm ảnh hưởng đến việc theo dõi sức khỏe bé. “Nếu chăm sóc, điều trị trẻ ở nhà, phụ huynh cố gắng chọn máy SpO2 tốt. Nếu là trẻ sơ sinh nên mua loại riêng dành cho trẻ sơ sinh để có kết quả chính xác”, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y nói.

Về thuốc hạ sốt, phụ huynh chỉ cho con uống khi sốt 38.5 độ trở lên, liều lượng phải theo cân nặng. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống. “Tôi đã gặp trường hợp bí quá, không có sẵn thuốc nên phụ huynh đã lấy thuốc người lớn, bẻ đôi và thả vào nước cho con uống khiến cháu có thể bị ngộ độc Paracetamol, gây suy gan cấp”, PGS.TS Hiếu cảnh báo.

Khi trẻ có các dấu hiệu thở nhanh, khó thở dữ dội, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi đầu chi, chi lạnh, nổi vân tím… bằng mọi cách, phụ huynh phải đưa trẻ vào bệnh viện. “Chúng ta đừng cố chọn bệnh viện nào nổi tiếng mà hãy đưa trẻ vào bệnh viện gần nhất, có khả năng điều trị Covid. Vì có nhiều trường hợp cháu bé chỉ đến viện chậm chút thôi đã bị suy hô hấp nặng, ảnh hưởng đến tính mạng”.

Một sai lầm nữa của phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà là đọc tin tức, nghe lời khuyên trên mạng, cho trẻ uống thuốc chống đông, chống viêm. “Đây là việc rất nguy hiểm. Các nghiên cứu đã chứng minh, trẻ nhỏ khả năng đề kháng với virus tốt hơn và các cơn bão cytokine ít hơn so với người lớn. Chúng ta chỉ dùng thuốc chống đông đường uống cho người lớn và được sự đồng ý, kê đơn của bác sĩ. Với trẻ em tuyệt đối không nên dùng”, bác sĩ này khuyến cáo.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, 2 thuốc được phụ huynh hỏi nhiều khác là thuốc giảm nồng độ virus trong cơ thể đường uống, đường truyền. “”Đây là thuốc chưa có khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 18 tuổi nên chúng tôi không khuyến cáo dùng, càng không khuyến cáo phụ huynh mua thuốc hàng xách tay của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản cho trẻ”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói thêm.

Ngọc Trang

F0 điều trị tại nhà: 5 bước cần thực hiện

F0 điều trị tại nhà: 5 bước cần thực hiện

Bất cứ ai cũng có nguy cơ trở thành F0 trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Nếu không may nhiễm bệnh, bạn có thể tham khảo 5 bước điều trị tại nhà dưới đây.

Những vật dụng không thể thiếu dành cho F0 điều trị tại nhà

Những vật dụng không thể thiếu dành cho F0 điều trị tại nhà

Cách ly, điều trị tại nhà F0 cần có nhiệt kế, máy đo SpO2, máy đo huyết áp, điện thoại hoặc máy tính để liên lạc với nhân viên y tế, thùng rác thải y tế và túi thuốc điều trị tại nhà.

Nhiều người là F1 đã vội vàng uống thuốc dành cho F0

Nhiều người là F1 đã vội vàng uống thuốc dành cho F0

Khi thấy người nhà bị Covid-19, nhiều người quá lo lắng đã đi tìm các đơn thuốc dành cho F0 để mua uống với hi vọng phòng còn hơn chống.

 

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !