Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Gần 17h chiều 13/4, khi đang chở nhau bằng xe máy trên đường từ thành phố Pleiku (Gia Lai) đến thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plong, Kon Tum), vợ chồng bác sĩ Nguyễn Văn Giáp - Lương Hải Yến gặp vụ tai nạn khiến nhiều người bị thương. Anh chị quyết định dừng xe, tham gia cứu người. 

"Quãng đường chúng tôi đi khoảng 100km, điểm xảy ra tai nạn cách thị trấn Măng Đen khoảng 20km. Khi dừng xe, vợ chồng tôi đều nghĩ ngay rằng bản thân biết gì thì làm việc đó, hỗ trợ người dân", bác sĩ 35 tuổi chia sẻ với VietNamNet

Anh Giáp là bác sĩ khoa Sản, vợ kém anh 2 tuổi, công tác tại khoa Khám bệnh, đều thuộc Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai. Thời điểm vợ chồng anh tham gia cứu nạn, người dân trên địa bàn cũng đang giúp đỡ đưa các nạn nhân trong xe khách ra ngoài.

"Bối cảnh lúc đó khá hỗn loạn, người bị thương nằm la liệt, kêu than. Tôi không kịp cởi mũ bảo hiểm, liền hô to: 'Em là bác sĩ, bây giờ em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp chia sẻ.

cap-cuu-1.jpeg
Bác sĩ Giáp băng bó, nẹp cố định tổn thương cho một nạn nhân vụ tai nạn. Ảnh: BVCC

Trong hoàn cảnh bất ngờ, vợ chồng bác sĩ Giáp - Yến phải tận dụng vật dụng sẵn có để sơ cứu, băng bó cho người bị nạn. "Rất may, vợ chồng tôi mang theo 2 cái khăn, thêm 1 con dao nhỏ. Mỗi chiếc khăn chúng tôi cắt thành 4 mảnh vải, tìm xung quanh các miếng gỗ, chọn miếng nào sạch thì quấn một lớp vải rồi nẹp cố định chấn thương cho nạn nhân, chỗ chảy máu thì được băng ép", anh Giáp kể.

Con dao nhỏ mang theo người được anh dùng để cắt quần, áo của nạn nhân rồi băng bó vết thương. Biết anh chị là bác sĩ, người dân tham gia cứu nạn đều hỏi ý kiến chuyên môn, hướng dẫn cách làm.

Anh nói bình thường, khi gặp các vụ tai nạn, không ít người có hành động xốc, bế, vác nạn nhân bị thương lên xe hoặc chạy đi cấp cứu. Tuy nhiên, hành động đó có thể làm tổn thương nặng thêm. Việc bác sĩ có mặt tại hiện trường, tham gia cấp cứu sẽ hướng dẫn người dân cách cấp cứu, sơ cứu đúng phương pháp.

Sau khi lực lượng chức năng có mặt, một nạn nhân bị thương, nhịp tim, mạch yếu dần, được chuyển lên thùng xe cảnh sát giao thông đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, cách địa điểm xảy ra tai nạn khoảng 13km. Chị Hải Yến, vợ anh Giáp, nhảy lên thùng xe bán tải, liên tục thực hiện ép tim suốt chặng đường đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Còn anh ở lại hiện trường, tiếp tục thực hiện việc sơ cứu trong lúc chờ vợ trở về từ bệnh viện tỉnh.

"Việc chúng tôi làm thật sự rất nhỏ bé, ai trong tình huống này cũng sẽ làm như vậy thôi, không có gì to tát cả", anh Giáp nói.

Trước đó, khoảng 16h45 ngày 13/4, ô tô khách chở theo 22 người lưu thông trên Quốc lộ 24 theo hướng thành phố Kon Tum đi thị trấn Măng Đen. Họ đều là cán bộ, nhân viên của Cục Quản lý thị trường TP.HCM.

Khi đến Km157 của Quốc lộ 24, đoạn qua thôn Đắk Puih, xã Đắk Tờ Re (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum), xe khách xảy ra va chạm đối đầu với xe tải kéo theo rơ moóc hướng ngược lại. Vụ va chạm khiến 1 người tử vong, 24 người bị thương trong đó 3 người bị thương nặng. 

Lực lượng chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.  

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !