Cậu bé tí hon K’rể qua đời, căn bệnh 'người lùn đầu chim' có chữa được?

Cậu bé tí hon với thân hình nhỏ nhất Việt Nam Đinh Văn K’rể  bất ngờ đột quỵ tại nhà ăn của Trường tiểu học Sơn Ba vào ngày 5/11. 

{keywords}
Cậu bé tí hon K’rể qua đời, căn bệnh “người lùn tý hon” có chữa được?

Đến sáng nay 9/11, cậu đã qua đời sau khi được điều trị 5 ngày tại BV Sản nhi Quảng Ngãi.

Hiện tại, những người thương yêu em và thầy Đặng Văn Cương, người phát hiện, đưa em về trường tiểu học chăm sóc, dạy dỗ coi em như con ruột suốt thời gian dài (từ năm 2014) đã đưa em về quê nhà xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

Trước khi bị đột quỵ mấy ngày, K’rể được đưa xuống TP Quảng Ngãi học tại trường dành cho các em khiếm khuyết. Lúc đó, sức khỏe của K’rể vẫn ổn nên cậu được thầy Cương đưa về thăm nhà và trường tiểu học Sơn Ba thăm thầy cô và ở lại đây trước khi xuống lại TP Quảng Ngãi.

Chiều muộn ngày 9/11, trao đổi với phóng viên, BS. Trần Văn Diệp, Trưởng khoa hồi sức tích cực, chống độc, BV sản nhi Quảng Ngãi cho biết: Bệnh nhân không tử vong tại bệnh viện.

Trước đó, vào ngày 5/11, bệnh nhân K'rể đang đi học thì mệt xỉu đi. Ngay lập tức, bé được thầy nuôi đưa xuống bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu. Tại BV bé đã ngưng tim, ngưng thở, được cấp cứu rồi chuyển sang BV sản nhi Quảng Ngãi.

Tại đây, khoa tiến hành hồi sức cấp cứu ngưng tim, ngưng thở cho cháu. Sau đó tim đập lại và K'rể được thở máy. Sau 5 ngày, bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê sâu.

“Theo phong tục của địa phương, sáng nay gia đình đã xuống xin cho bé về chứ không phải tử vong tại bệnh viện. Bệnh nhân được chẩn đoán ngưng tim, ngưng thở, viêm đường huyết, viêm não, theo dõi viêm não”, BS Trần Văn Diệp nói.

Vị trưởng khoa Trần Văn Diệp cũng cho biết thêm, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ mắc bệnh này phát triển không bình thường, tuổi thọ không cao vì thế đến một độ tuổi nhất định trẻ sẽ tử vong.

K’rể là cậu bé tí hon ở thôn Gò Da, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà. Năm 2014, thầy Cương lúc đó đang là hiệu trưởng Trường tiểu học Sơn Ba đã động viên gia đình đưa K’rể xuống trường làm quen với cuộc sống văn minh và đưa em đi khắp các bệnh viện lớn kiểm tra sức khỏe.

Lúc này các bác sĩ kết luận K’rể bị bệnh người lùn đầu chim - một bệnh hiếm gặp trên thế giới.

Theo các bác sĩ, “người lùn đầu chim" có vóc dáng thấp bé, kích thước đầu và não nhỏ, mắt to, mũi nhô ra như mỏ chim. Đây là bệnh lí hiếm gặp, không thể chữa.

Những đứa trẻ mắc hội chứng trên ngoài sự chậm phát triển thể chất còn chậm phát triển tâm thần. Đây là một bệnh di truyền gene lặn trên nhiễm sắc thể số 3 và số 18.

"Người lùn đầu chim" nổi tiếng nhất từng được ghi nhận trên thế giới có tên là Minnie Woolsey, sinh ra tại Georgia, Mỹ vào năm 1880 với hình dáng của 1 con chim: đầu nhỏ, mũi chim, đầu hói và không có răng. Người phụ nữ không may mắn này phải dành hầu hết thời gian đầu đời tại nhà thương điên. Sau đó, cô được đưa đến gánh xiếc vì người ta nghĩ rằng vẻ kì lạ của Minnie sẽ giúp bán được vé.

Việt Nam mới chỉ phát hiện 8 trường hợp trong đó có cháu bé tí hon Đinh Văn Khít ở thôn Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi.

Năm 2014, Khít 9 tuổi nhưng chỉ nặng 7 kg, cao 78 cm. Lúc đó bé Đinh Văn K'Rể ở xã Sơn Ba Sơn Hà, Quảng Ngãi 5 tuổi nhưng chỉ cao 50 cm, nặng 3 kg.

 N. Huyền

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !