Khó khăn trong thực hiện tiêu chí số 7 trong xây dựng nông thôn mới
Phấn đấu có 52,86 % xã đạt chợ nông thôn
Theo báo cáo của Bộ Công thương công tác phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn tại các địa phương trong thời gian qua đã đạt được sự quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp và cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ đời sống cho nhân dân vùng nông thôn. Bên cạnh đó, quyết định số 4800/QĐ- BCT ngày 08/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đánh giá xã đạt tiêu chí một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Theo đó, một số Sở Công thương đã tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết các xã trên địa bàn thực hiện tiêu chí số 7, rà saots lại toàn bộ hệ thống chợ, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đảm bảo cho việc thẩm định và xét công nhận được chính xác và khách quan.
Qua 6 tháng đầu năm 2017, cả nước đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn với nguồn kinh phí khoảng 5.838 tỷ đồng.
Đồng thời với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, phát triển chợ, hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa tại các chợ đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, đáp ứng đầu đủ nhu cầu của nhân dân nông thôn.
Sau khi rà soát, đánh giá, thẩm định, xét công nhận tiêu chí đạt chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Công thương tại quyết định số 4800/QĐ - BCT, hiện nay cả nước có 4.276 xã tương đương 48,018 % đạt tiêu chí số 7 tăng 2,16 % so với đầu năm 2017. Một số tỉnh, thành phố có số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 đạt tỷ lệ cao so với tổng số xã trên địa bàn như TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế.
Mục tiêu, phấn đấu đến hết năm 2017, cả nước có 4.707 xã chiếm 52,86 % đạt chuẩn tiêu chí số 7, tăng 4,84 % so với đầu năm.
Nhiều hạn chế
Tuy nhiên, thực hiện công tác tiêu chí số 7 vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Cụ thể như:
Công tác đầu tư xây dựng chợ nông thôn triển khai thực hiện chậm do hiệu quả đầu tư thấp, khả năng huy động sức dân đóng góp hạn chế, ngân sách địa phương không có nguồn kinh phí để hỗ trợ cho xây dựng chợ. Bên cạnh đó, một số địa phương không có quỹ đất công, phải thực hiện giải phóng mặt bằng khi đầu tư xây dựng chợ, việc thực hiện giải tỏa, di dời các hộ dân để thực hiện dự án đầu tư xây dựng chợ rất khó khăn, phức tạp.
Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm tại các chợ còn hạn chế do tình hình nhân lực quá ít, cán bộ tuyến xã, phường kiêm nhiệm nhiều chương trình cùng lúc và phần đồng chưa đào tạo nghiệp vụ quả lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu tính hệ thống, chưa thực sự gắn kết để phối hợp triển khai thực hiện.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ trong ban quản lý chợ và bà con tiểu thương kinh doanh trong chợ còn hạn chế, không muốn thay đổi, sợ mất quyền lợi, do đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chuyển đổi hình thức quản lý kinh doanh khai thác chợ.
Công tác giải tỏa tụ điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn chưa đạt được yêu cầu đề ra, việc tái lấn chiếm sau khi giải tỏa vẫn còn xảy ra nguyên nhân do các tụ điểm kinh doanh tự phát gắn liền với các khu tập trung đông công nhân làm việc, sinh sống, tại các trục giao thông nhằm tiện mua, tiện bán của một bộ phận người dân.
Chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý cụ thể đối với các tụ điểm này, việc thực hiện còn mang tính hi9nhf thức, chưa có sự phối hợp đồng bộ, rộng khắp, thường xuyên, liên tục, chưa có cơ chế chính sách cụ thể các địa phương áp dục giải tỏa triệt để các tụ điểm kinh doanh tự phát.
Ở vùng sâu, vùng xa rất khó huy động vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác phát triển điện và cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn nhất là chợ còn hạt chế vì vậy công tác đầu tư hạ tầng lưới điện và công tác đầu tư cải tạo, nâng cấp chợ bị chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo kế hoạch của địa phương.