Khi uống rượu hãy nhớ tới cảnh bố, mẹ, vợ, con gào khóc ở viện

Cách đây 20 năm khi toàn dân hưởng ứng phong trào hạn chế thuốc lá trong cưới hỏi, lễ tiệc nhiều nơi đã bỏ đươc. Nếu Chính phủ mạnh tay như cấm pháo, các chất gây nghiện như thuốc phiện thì kiểu gì cũng làm được.

Ảnh minh hoạ.

Là người trực tiếp tham gia nhiều cuộc cấp cứu các ca tai nạn do bia rượu, đánh nhau do bia rượu rồi chứng kiến nhiều câu chuyện đau thương cũng từ bia rượu mà ra, thạc sĩ Nguyễn Đình Liên - Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã bày tỏ quan điểm của mình về dự thảo luật Phòng chống tác hại bia rượu.

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia đang được đưa ra tại Quốc hội để lấy ý kiến. Nhiều ý kiến cho rằng rượu bia là văn hoá và không nên cấm hoặc không nên cấm “gay gắt”. Quan điểm của ông về “Văn hoá uống rượu bia” của người Việt như thế nào?

Thạc sĩ Nguyễn Đình Liên:
Văn hóa có cái tốt đẹp thì giữ gìn và phát huy, còn nó không tốt thì cần hạn chế và cần thiết thì cấm đoán. Rượu hay thành phần chính là Alcohol cũng được coi là thuốc nếu sử dụng vào mục đích điều trị hoặc là sản phẩm công nghiệp nếu nó ứng dụng vào làm dung môi trong các quy trình sản xuất.

Cấm hoàn toàn thì thật khó vì bia và rượu là sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ. Về bản chất kinh tế nó đem lại nguồn lợi về kinh tế rất lớn cho ngân sách.

Thứ 2 nó cũng ăn sâu vào tiềm thức của toàn dân trên thế giới chứ không phải ở Việt nam. Chúng ta nên đưa ra các biện pháp ngăn chặn bằng nhiều cách như:

+ Đánh thuế thật cao.

+ Hạn chế các cơ sở kinh doanh sản xuất.

+ Hạn chế cơ sở kinh doanh tiêu thụ.

+ Kiểm soát đối tượng sử dụng về tuổi…

+ Hạn chế nồng độ cồn trong rượu bia, ….

+ Giáo dục về tác hại của các chất gây nghiện trong đó có rượu vào học đường, …

+ Đặc biệt là cấm quảng cáo bia rượu trên truyền hình, truyền thanh kể cả hình thức gián tiếp, …

Còn nếu Chính phủ mạnh tay như cấm pháo hay đội mũ bảo hiểm hay chống các chất gây nghiện (như thuốc phiện, Heroin) thì kiểu gì cũng làm được. Cũng như cách đây 20 năm khi toàn dân hưởng ứng phong trào hạn chế thuốc lá trong cưới hỏi, lễ tiệc chẳng hạn… nhiều nơi đã bỏ được. Tôi thấy nhiều lãnh đạo cao cấp bây giờ cũng đã không còn hình ảnh hút thuốc lá nữa thì họ sẽ là tấm gương cỗ vũ rất tốt cho bia và rượu. Còn bản thân tôi đã chứng kiến bao nhiêu cảnh tan cửa nát nhà vì ông bố, bà mẹ, con cái nát rượu, bia, …

Cho nên cá nhân tôi ủng hộ ra luật phòng chống tác hại của bia và rượu. Còn đối với những người đang sử dụng bia và rượu hiện nay tôi chỉ có thể có 1 lời khuyên chân thành “Hạn chế được tối đa về số lượng, tần xuất sử dụng đồ uống có cồn, mà tốt nhất bỏ được là tốt nhất" dù bỏ được là không dễ trong thời kỳ mua chai bia, lít rượu dễ hơn cả mua rau”.

Năm nào cũng thế cứ đến dịp lễ Tết bác sĩ lại “sợ xanh mắt mèo” vì tai nạn, đánh nhau trong đó có tới 4/5 là nguyên nhân do bia rượu, ngộ độc rượu. Anh có thể chia sẻ về một kỳ nghỉ lễ quá sức của bác sĩ để cứu chữa đệ tử lưu linh vất vả, mệt mỏi như thế nào?

Thạc sĩ Nguyễn Đình Liên: Chẳng phải cứ ngày tết, ngày lễ. Ngày thường thôi cũng gặp thường xuyên khi chứng kiến những thanh niên tuổi 18 đôi mươi bị tai nạn giao thông. May mắn thì chỉ xây sát da, nặng hơn thì tai nạn gẫy chân, dập não… còn không may thì tử vong ngay ngoài viện. Cảnh người thân: Bố, mẹ, vợ con, anh em gào khóc làm chúng tôi rất khổ tâm. Có những cảnh đau lòng nhất là người bị tai nạn không uống bia rượu thì lại bị chết trong khi người gây tai nạn thì dẫu không chết cũng tàn tật suốt đời.

Còn cảnh người nhà có uống bia rượu say vào cà khịa, gây sự với nhân viên y tế trong đêm cũng không hiếm. Khi người ta lo lắng cho người thân, say rượu thì lý trí không còn tỉnh táo thì chúng tôi có thể thông cảm được. Nhưng có nhiều trường hợp vào đe dọa, nhục mạ nhân viên y tế thì chúng tôi không thể chấp nhận, đặc biệt không thể tha thứ khi có hành vi ngăn cản chúng tôi là nhiệm vụ cấp cứu bệnh nhân.

Tôi chia sẻ câu chuyện này, cách đây 7 năm, có 1 anh bệnh nhân vừa ra tù (án khá lâu) đưa vợ bị viêm ruột thừa vào Bệnh viện, tầm 12h đêm chưa có bàn mổ nên cũng hết lo lắng nghĩ chúng tôi gây khó khăn. Khi gặp tôi mặt đỏ như gấc, hơi thở đầy rượu và cầm cái phong bì chạy theo tôi để “mong bác sĩ mổ sớm cho vợ em”. Tôi giải thích rất rõ là cần phải đợi khoa gây mê xếp bàn mổ, và từ chối thẳng thừng cái phong bì mà anh ta dấm dúi vào áo Blouse trắng. Mặt anh ta hằm hằm như kiểu sắp ăn tươi nuốt sống tôi vậy …. Nhưng nghĩ thế nào anh ta bỏ đi… Sau khi bệnh nhân mổ ổn định, ra viện thì 2 lần anh ta đến gặp để cảm ơn tôi không được. Đến lần thứ 3 vô tình hay hữu ý anh ta tìm được tôi ở quán phở bên đường anh ta đến thì tôi đành tiếp. Anh ta tâm sự thật: em xin lỗi bác sĩ hành động tối hôm đó, hôm đó em uống rượu nên suy nghĩ bốc đồng quá, em đang định lao vào đánh bác sĩ thì chợt nghĩ mới ra trại nay mà hành hung bác chắc lại vào trại thêm vài năm nữa thì toi ... Và giờ, thì anh ta cũng hạn chế tối đa bia rượu khi được chúng tôi chia sẻ, có công việc tốt để hoàn lương.

Theo ông cần có biện pháp nào để triệt để cấm rượu bia đặc biệt là cấm trong giới trẻ?

Thạc sĩ Nguyễn Đình Liên: Chống nấu rượu rượu lậu ở vùng nông thôn. Muốn sản xuất phải có giấy phép. Cơ quan cấp phép phải chịu trách nhiệm khi cơ sở sản xuất bia rượu xảy ra sai sót ….

- Đưa giáo dục tác hại của bia rượu vào học đường.

- Đưa luật cưỡng ép người khác uống rượu vào luật dân sự, hình sự như Nhật bản có luật  "Phân biệt đối xử về giới, về tuổi tác …’’

- Cơ sở kinh doanh ăn, uống có bán đồ uống có cồn phải có giấy phép của cơ quan quản lý y tế, thực phẩm.

- Đặc biệt phải xây dựng được văn hóa sử dụng đồ uống có cồn như văn hóa sử dụng rượu vang ở các nước phương Tây chẳng hạn, …

- Giải quyết gốc dễ của xu hướng tìm đến bia rượu ở giới trẻ đó là: Giải quyết công ăn việc làm để hạn chế tỷ lệ thất nghiệp, xây dựng và mở rộng các trung tâm văn hóa thể thao cho thanh niên, cho cộng động vui chơi, giải trí, …

- Cấm quảng cáo bia rượu trên truyền hình, truyền thanh ở mọi hình thức, ...

Xin cảm ơn bác sĩ!


Phương Thuý

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !