Khi nào nói “chủ quyền”, “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán”?

Trên thực tế, nói về biển đảo, nếu là người Việt Nam đều tràn đầy nhiệt huyết, nhưng nhắc đến những khái niệm về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán thì không phải ai cũng nói đúng và chính xác.

Nhất là khi tàu thuyền nước ngoài vi phạm Vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa, một số người đã nói nhầm là “xâm phạm chủ quyền”. Cách nói này chưa chính xác về mặt thuật ngữ, sai về phạm vi, không chính xác so với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.

Vậy cần hiểu thế nào về “chủ quyền”, “quyền chủ quyền” và quyền tài phán được hiểu như thế nào trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982?

Trong cuốn sách, 100 câu hỏi đáp về biển, đảo Dành cho giới trẻ Việt Nam, do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, các tác giả đã phân biệt:

Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.

Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...

Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

"Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn. Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không gian mở rộng hơn, tới những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia khác)"- sách cũng nói rõ thêm.

 Vậy ở đâu, các nước ven biển có chủ quyền?

Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải của mình, chủ quyền này cũng được mở rộng vùng trời ở bên trên đến vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở bên dưới các vùng biển đó.

Điều 8, khoản 1 Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982  định nghĩa nội thủy là "các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải". Trong vùng nội thủy, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền của mình. Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào vùng nội thủy phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó.

Lãnh hải hay còn gọi là "vùng nước lãnh thổ" là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia ven biển, có chiều rộng nhất định được tính từ đường cơ sở của quốc gia đó và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển. Chủ quyền này được mở rộng và áp dụng đối với cả vùng trời trên lãnh hải, cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy của lãnh hải.

Tuy nhiên, do yêu cầu, tính chất truyền thống của hàng hải quốc tế luật pháp quốc tế trù định quyền của mọi loại tàu, thuyền của tất cả các quốc gia được đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển với điều kiện không gây ảnh hưởng đến hòa bình, trật tự, an ninh và môi trường của quốc gia ven biển. Cần lưu ý là quyền đi qua không gây hại không được áp dụng đối với vùng trời trên lãnh hải. Phương tiện bay nước ngoài muốn bay qua vùng trời trên lãnh hải của một nước ven biển phải xin phép nước ven biển đó.

Đối với quốc gia quần đảo, lãnh hải nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ và vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo đó. Đối với các đảo riêng biệt, đáp ứng đúng định nghĩa đảo nêu trong luật pháp quốc tế (Điều 121, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982) thuộc về một quốc gia ven biển, nhưng nằm ngoài phạm vi lãnh hải chung của quốc gia đó, thì lãnh hải của từng đảo này cũng được xác định như trên. Đại đa số quốc gia trên thế giới quy định chiều rộng lãnh hải từ 3-12 hải lý. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển không quá 12 hải lý, kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng công ước.

Căn cứ vào quy định này, chúng ta chỉ nói đến chủ quyền với lãnh thổ, quần đảo, đảo, vùng nội thủy và lãnh hải.

Khi nào nói “chủ quyền”, “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán”? - ảnh 1

Minh họa các vùng biển theo Công ước Luật biển 1982

 Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền, quyền tài phán với vùng biển nào?

Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển sau đây:

Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous zone): Công ước quy định các quốc gia ven biển có quyền có một vùng tiếp giáp lãnh hải. Đây là vùng biển nằm ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải và không được mở rộng quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài. Vùng tiếp giáp lãnh hải nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và là một bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Tại Điều 303 Công ước đã mở rộng thẩm quyền của quốc gia ven biển đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải. Để kiểm soát việc mua bán các hiện vật này, quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự thoả thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay lãnh hải của mình.

Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định pháp lý mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc biệt, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế, được quy định bởi Công ước, mà không chia sẻ với các quốc gia khác.

Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:

a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc phi sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

b) Quyền tài phán về việc:

- Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;

- Nghiên cứu khoa học về biển;

- Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

c) Các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

Tuy vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt cáp và ống dẫn ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp khác và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do nói trên và phù hợp với các quy định của Công ước.

Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn, quản lý và duy từ các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế tránh không bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 còn quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác nhằm bảo tồn các loài sinh vật biển như: các loài cá di cư xa; các loài có vú; các đàn cá vào sông và ra biển sinh sản; các loài định cư...

Thềm lục địa (Continental Shelf) là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến giới hạn nằm cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý. Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể mở rộng ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý.

Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là những đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển này không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa (bao gồm các tài nguyên phi sinh vật và các tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư), thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia ven biển. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại một cách "nghiễm nhiên", không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.

Tuy nhiên, khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý quốc gia ven biển có nghĩa vụ đóng góp tài chính theo quy định của Công ước. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận. Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thoả thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của cáp hoặc ống dẫn ngầm.

Hồng Chuyên

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !