Khảo sát, phát triển dự án điện gió ngoài khơi

Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư vào nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời).

Đến năm 2021, tổng công suất lắp đặt của các nguồn điện là 78,4 GW, quy mô hệ thống điện của Việt Nam đứng đầu ASEAN.

Tại hội thảo về cấp phép khảo sát cho dự án điện gió ngoài khơi do CTCP Tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3) trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hôm 08/06, ông Trần Quốc Điền, Phó Tổng Giám đốc EVNPECC3 cho biết, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km với 28 tỉnh, thành phố ven biển. Vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn.

Những tiến bộ công nghệ đạt được trong thời gian qua cũng đã tăng cường tính ổn định và khả thi của điện gió ngoài khơi. Với việc đầu tư vào hệ thống truyền tải cũng như điều độ thông minh, điện gió ngoài khơi hoàn toàn có tiềm năng để trở thành một trong những nguồn cung chủ đạo của hệ thống năng lượng Việt Nam trong tương lai, qua đó giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay, điện gió ngoài khơi vẫn được coi là lĩnh vực mới ở Việt Nam. Việc hiện thực hóa, cụ thể hóa chỉ đạo yêu cầu “xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam” nêu tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị của các cấp, các ngành còn gặp nhiều vướng mắc.

{keywords}
Các Diễn giả tại Toạ đoàm.

Việt Nam cũng đã cam kết về việc đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26. Tuy nhiên, Theo TS. Nguyễn Tuấn Anh Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), việc thúc đẩy năng lượng tái tạo và đẩy mạnh sử dụng hiệu quả năng lượng vẫn còn nhiều rào cản như sau: cần hoàn thiện và ổn định cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư, hỗ trợ giá và nội địa hóa công nghệ; Chi phí đầu tư cao; Năng lực và trình độ công nghệ sản xuất trong nước còn hạn chế, chất lượng của sản phẩm và tuổi thọ thấp, chưa sản xuất được các thiết bị trung tâm của hệ thống...

Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường – Viện Năng lượng, Bộ Công thương, cho rằng để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tỷ trọng công suất NLTT tăng dần theo các năm: 2020 là 25% đạt 2030 đạt 32%, 2045 đạt 58%.

Nhằm khai thác lợi thế về tiềm năng gió ngoài khơi tốt nhất cả nước, nhu cầu truyền tải điện từ khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận ra Miền Bắc lên đến 27 tỷ kWh năm 2040 và 63 tỷ kWh năm 2045.

Tới năm 2030 quy mô điện gió ngoài khơi có thể lớn hơn 7.000 MW khi các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật cho phép (đặc biệt là giá điện và hạ tầng đấu nối); Tới năm 2045 quy mô toàn quốc có thể lên tới 64.500 MW.

Để đạt được mục tiêu trên, TS. Nguyễn Mạnh Cường cho rằng cần cân bằng công suất nguồn điện – phụ tải các tiểu vùng.

Các vấn đề còn tồn tại khi đấu nối điện gió ngoài khơi (ĐGNK), theo TS. Cường là: Chưa có Quy hoạch hệ thống tuyến cáp ngầm dưới biển kết nối các dự án ĐGNK để giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái, giao thông vận tải biển và sinh kế ngư dân. Vấn đề phân chia ranh giới đầu tư lưới điện đấu nối giữa nhà đầu tư ĐGNK với đơn vị quản lý vận hành và đầu tư hệ thống truyền tải (EVN). Chưa xác định được rõ nét dự án Điện gió ngoài khơi nào sẽ được cấp chủ trương đầu tư, dẫn tới sự bị động trong đầu tư nâng cấp lưới điện đồng bộ với dự án. Quy trình, thủ tục đầu tư còn phức tạp, sự chồng chéo về quản lý giữa các bộ ngành địa phương đối với vùng biển, dẫn tới thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài và tiềm ẩn rủi ro trong quá trình thực hiện.

 

{keywords}
Đại sứ Anh tại Việt Nam, Gareth Ward phát biểu tại Hội thảo.

Theo ông Stuart Livesey, Giám đốc quốc gia Việt Nam, Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Tổng Giám đốc, Công ty Điện gió La Gàn, để phát huy tối đa vị thế và tiềm năng của Việt Nam để trở thành quốc gia đi đầu về điện gió ngoài khơi tại Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam cần có chính sách và quy trình rõ ràng để giúp các dự án được phát triển theo đúng tiến độ đặt ra với chất lượng cao, ví dụ: hoàn thiện Quy hoạch điện 8 (QHĐ8), giấy phép khảo sát, kế hoạch triển khai QHĐ8, quy trình lựa chọn nhà đầu tư minh bạch,…

“Sự thiếu rõ ràng trong các chính sách và những rủi ro khác sẽ dẫn đến việc gia tăng chi phí, nguyên nhân là do các nhà đầu tư phải dự phòng một khoản ngân sách lớn cho các rủi ro trong trường hợp các dự án bị đình trệ hoặc huỷ bỏ. Những rủi ro trên thường xảy ra ở các thị trường mới,…” ông Stuart Livesey khuyến nghị.

Để đảm bảo các nhà phát triển có thể thực hiện các dự án chất lượng và quy mô, cũng như tuân theo các quy định của chính phủ Việt Nam, ông Stuart Livesey cho rằng cần có chính sách minh bạch tốt ngay từ đầu đối với kỳ vọng về dự án. Các thị trường mới sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt được tính phức tạp của một ngành công nghiệp mới với công nghệ mới, phải thực hiện các công việc trên bờ và ngoài khơi. Do đó, cần có sự phối hợp từ các Bộ ngành và các cơ quan chức năng trong việc tham vấn với ngành về các vấn đề đấu thầu và chính sách phù hợp.

“Điện gió ngoài khơi đòi hỏi các khoản đầu tư lớn, do đó cần có một hợp đồng mua bán điện có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến: cắt giảm công suất phát lên lưới điện, khoản thanh toán khi chấm dứt hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp, quyền của bên cho vay kế thừa dự án và thay đổi pháp luật.”, ông Stuart Livesey khuyến nghị.

Tuân Nguyễn

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !