Khám phá ‘lá chắn’ và ‘lưỡi dao’ của Israel trong xung đột với Palestine

Trong xung đột với Palestine, Israel đã kết hợp các chiến thuật tấn công, phòng thủ một cách linh hoạt thông qua việc sử dụng hai “át chủ bài” là Iron Dome và JDAM.

Những ngày gần đây, xung đột giữa Palestine và Israel không ngừng leo thang. Vào sáng sớm ngày 11/5, các máy bay chiến đấu của Israel đã không kích dữ dội nhằm vào nhiều khu vực ở Dải Gaza. Đáp lại, nhóm vũ trang Hamas đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào miền nam Israel.

Sau đó, Không quân Israel tiến hành các cuộc không kích liên tục nhằm vào các mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza. Trong cuộc xung đột, hệ thống Iron Dome của Israel và các loại bom dẫn đường chính xác giữ một vai trò quan trọng.

{keywords}
Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome. Nguồn: Sina.

Hiệu quả đánh chặn cao

Theo các phương tiện truyền thông Trung Đông đưa tin, quân đội Israel hôm 13/5 thông báo kể từ khi xảy ra xung đột, các nhóm vũ trang Palestine đã phóng khoảng 1.500 quả rocket từ Dải Gaza tới các thành phố của Israel.

Hoạt động của Iron Dome đã gây được “tiếng vang” lớn khi ngay trong đợt tấn công tên lửa đầu tiên, đã đánh chặn thành công hơn 200/480 quả đang bay tới. Các tên lửa “lọt lưới” đều được hệ thống này nhận định là không có giá trị đánh chặn.

Các mục tiêu đánh chặn chính của hệ thống Iron Dome là các tên lửa và pháo kích tầm ngắn, tầm trung được phóng trong khoảng cách từ 4 km đến 70 km. Chỉ trong vòng 5 giây, radar điều khiển hỏa lực của Iron Dome có thể đồng thời hoàn thành việc tìm kiếm, xác định và theo dõi, khóa 200 mục tiêu trên không, sau đó nhanh chóng xác định vị trí phóng, cung cấp thông tin quỹ đạo mục tiêu chính xác và truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển quản lý chiến trường theo thời gian thực.

Các hệ thống của trung tâm điều khiển chiến trường sẽ tính toán quỹ đạo và điểm tác động của mục tiêu trong vòng 5 giây, hoàn thành việc xác định mối đe dọa và chỉ đánh chặn các mục tiêu có mối đe dọa cao đang phóng bay tới.

Một hệ thống Iron Dome có 3 bệ phóng tên lửa, mỗi bệ phóng được biên chế 20 tên lửa đánh chặn Tamil. Trong thực chiến, nhiều tên lửa Tamil được sử dụng để đánh chặn một tên lửa, điều này làm cho mật độ hỏa lực và biên độ đánh chặn lớn hơn. Tên lửa đánh chặn được điều hướng bởi radar dẫn đường chủ động.

Nó có khả năng chống nhiễu mạnh và độ chính xác cao. Quỹ đạo có thể được hiệu chỉnh liên tục theo dữ liệu đường đạn của mục tiêu trong quá trình bay. Tên lửa Tamil thường đánh chặn mục tiêu ở độ cao từ 5 mét đến 10 km và tầm bắn hiệu quả là 10 km, sử dụng phương pháp phân mảnh, xác suất phóng đơn cao. Vì giá thành rẻ nên nó có thể được sử dụng với số lượng lớn.

{keywords}
 Bom dẫn đường thông minh GBU-31 JDAM. Nguồn: Sina.

Tấn công theo hình thức “đánh điểm”

Trong cuộc xung đột này, Lực lượng của Israel và các cơ quan an ninh đã có những hành động chung để thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích vào nhiều cơ sở quan trọng của Hamas ở Gaza và các khu vực khác.

Trước khi diễn ra các cuộc tấn công, Israel đã đăng tải thông tin trên mạng xã hội trước 2 giờ, cho biết địa chỉ của tòa nhà bị tấn công, đồng thời yêu cầu nhân viên sơ tán. Sau đó, Không quân Israel đã điều động hàng chục máy bay chiến đấu và thả bom dẫn đường chính xác GBU-31 JDAM để phá hủy hai tòa nhà cao tầng.

Lịch sử của GBU-31 JDAM có thể được bắt nguồn từ sau Chiến tranh vùng Vịnh. Vào thời điểm đó, để giải quyết vấn đề thiếu tính linh hoạt của bom dẫn đường chính xác trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Quân đội Mỹ đã cho ra đời loại bom tấn công trực tiếp liên hợp (gọi tắt là JDAM).

Bom này sử dụng GPS và phương thức dẫn đường quán tính, có thể tấn công chính xác mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết. Loại bom này được nâng cấp bằng cách bổ sung các bộ phận dẫn hướng ở đuôi trên cơ sở bom thông thường, bộ phụ kiện đuôi của nó bao gồm chip điều khiển, hệ thống dẫn đường quán tính và máy thu GPS.

Trước khi thả bom, máy bay chiến đấu định vị chính xác mục tiêu mặt đất thông qua máy thu GPS, đồng thời gửi dữ liệu mục tiêu về máy tính đặt bom để dẫn đường cho bom tấn công. Trong video, JDAM do máy bay chiến đấu của Israel thả từ bên hông đã tấn công chính xác chân tòa nhà với tốc độ cao. Dưới tác dụng của trọng lực, tòa nhà sụp đổ theo phương thẳng đứng như một vụ nổ định hướng.

Là một trong những loại bom dẫn đường chính xác nhất thế giới, Israel đã nhiều lần sử dụng JDAM để tấn công các tay súng Hamas, phá hủy các tòa nhà văn phòng, boongke ngầm và kho vũ khí ở Dải Gaza, cho thấy hiệu quả tác chiến mạnh mẽ.

Tại sao Mỹ công bố thất bại của ICBM Minuteman III?

Tại sao Mỹ công bố thất bại của ICBM Minuteman III?

Mỹ mới đây đã công bố thử nghiệm thất bại của ICBM Minuteman III, chuyên gia đã chỉ ra mục đích thực sự sau công bố này.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !