Vì đâu Palestine và Israel leo thang xung đột trong tháng Ramadan?
Israel và Palestine đang có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực khủng khiếp nhất kể từ năm 2014, hai bên vẫn khó có thể gạt bỏ bất đồng để tìm kiếm hòa bình thực sự.
Từ ngày 10 đến ngày 13/5, xung đột nghiêm trọng đã nổ ra giữa Israel và Dải Gaza của người Palestine. Lực lượng vũ trang ở Dải Gaza đã bắn hơn 1.600 quả rocket vào Israel. Quân đội Israel đã tiến hành các chiến dịch trả đũa, không kích khoảng 600 mục tiêu quân sự của các nhóm vũ trang ở Dải Gaza, làm một số chỉ huy cấp cao ở Hamas thiệt mạng.
Hiện tại, xung đột giữa hai bên đã khiến phía Israel có 7 thiệt mạng và hơn 100 người bị thương, 67 người thiêt mạng và gần 400 người bị thương ở Dải Gaza.
Xung đột giữa Israel và Palestine đang không ngừng leo thang. Nguồn: people.com.cn |
Truyền thông Israel đưa tin, đây là cuộc xung đột vũ trang lớn nhất giữa Israel và Dải Gaza kể từ năm 2014. Kể từ tháng Ramadan, xung đột giữa Palestine và Israel liên tục diễn ra, và các cuộc xung đột gây tử vong hoặc quy mô lớn đã xảy ra thường xuyên trong tuần qua.
So với những năm trước, xung đột giữa Palestine và Israel trong tháng Ramadan năm nay nghiêm trọng hơn, đó là kết quả của nhiều yếu tố, nguyên nhân chính là do người Palestine không hài lòng với việc Israel hạn chế việc tiếp cận các khu vực của Jerusalem trong tháng Ramadan và Israel đã cố gắng để xua đuổi một số người Palestine ra khỏi “nhà của họ”.
Thực tế đã nhiều lần chứng minh rằng, những cuộc xung đột như vậy không thể giải quyết một cách căn bản vấn đề Palestine-Israel, và sẽ chỉ gây ra đổ máu và cái chết của những người vô tội.
Mấu chốt lớn nhất của cuộc xung đột giữa Palestine và Israel trong hơn nửa thế kỷ nằm ở tình trạng của thánh địa Jerusalem. Dưới sự trung gian của cộng đồng quốc tế, Palestine và Israel đã ký nhiều hiệp định hòa bình, nhưng họ luôn ở giai đoạn đàm phán cuối cùng vì những khác biệt về quyền sở hữu Jerusalem, khu định cư của người Do Thái, sự trở lại của người tị nạn Palestine, và vấn đề phân định biên giới Palestine-Israel. Hai bên có quá nhiều tranh cãi và khó có thể khắc phục để đạt được một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn.
Trong cuộc xung đột này, ngoài mối hận thù sâu sắc và mất lòng tin lẫn nhau giữa các quốc gia, thì tình hình chính trị nội bộ ở Palestine cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến mâu thuẫn giữa hai bên ngày càng căng thẳng.
Ngày 30/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thông báo, do Israel không cho phép người Palestine bỏ phiếu ở Đông Jerusalem nên phía Palestine đã hoãn cuộc tổng tuyển cử ban đầu dự kiến bắt đầu vào ngày 22/5. Vụ việc này tạo ra làn sóng bất mãn của người dân Palestine đối với Israel.
Đồng thời, trong khoảng một thập kỷ qua, chính sách tương đối ôn hòa của Phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine (Fatah) đối với Israel đã không mang lại sự cải thiện đáng kể cho cuộc sống của người dân Palestine, ngược lại, nó đã làm cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Vấn đề Palestine cũng đang dần bị gạt ra ngoài lề các vấn đề quốc tế. Ngoài ra, việc Israel tiếp tục bế tắc trong bầu cử cũng là “tác nhân tiếp lửa” cho cuộc xung đột này.
Năm ngoái, với sự giúp đỡ của chính quyền Trump, Israel đã bình thường hóa quan hệ với một số nước Ả Rập. Một số chính khách của những nước này tin rằng việc Chính phủ của họ "hòa bình" với Israel đã vi phạm chủ nghĩa dân tộc Ả Rập và không có tính hợp pháp.
Đoạn video về "những kẻ chiếm đóng" Israel bắn những người hành hương Palestine tại Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa, nằm ở Thành cổ Jerusalem đã lan truyền nhanh chóng, và sự tức giận của thế giới Hồi giáo ngay lập tức bùng lên.
Trong những năm gần đây, xung đột Palestine-Israel liên tục xảy ra nhưng chỉ “điểm đến là dừng” và hai bên ngay lập tức ngừng bắn sau khi đạt được các mục tiêu chính trị của mình.
Nhưng với sự xuất hiện của các thời điểm nhạy cảm như "Ngày Jerusalem" của Israel, ngày lễ Eid al-Fitr của Israel và "Ngày thảm họa" của Palestine, căng thẳng Palestine-Israel có thể vẫn sẽ tiếp tục xảy ra. Thế giới hy vọng rằng, cả Palestine và Israel sẽ xem xét tình hình dựa trên sự lý trí, khởi động lại các cuộc đàm phán hòa bình vào thời gian sớm nhất để nhanh chóng đạt được hòa bình thực sự.
Thổ Nhĩ Kỳ dự định giải quyết vấn đề S-400 thông qua đối thoại với TT Biden
Tờ Daily Sabah dẫn lời ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, nước này dự định tham gia đàm phán với Mỹ về hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Đức Trí (lược dịch)