Khai mở hướng đi mới, chị nông dân đón gần vạn du khách

Một mùa quả chín đỏ, khu vườn rộng 3 mẫu đẹp như tranh của chị Liêm đón tới gần vạn du khách tới tham quan, thưởng thức trái vải thiều tươi. Đây là nguồn thu nhập mới của chị khi chuyển qua làm du lịch trải nghiệm.

Khách tây cũng mê hái vải

Những ngày cận Tết Quý Mão 2023, sau khi thu hoạch xong củ ấu trên dòng sông bao quanh khu vườn vải thiều, chị Phạm Thị Liêm - tiểu khu du lịch sinh thái Đồng Mẩn, thôn An Lão, xã Thanh Khê (Thanh Hà, Hải Dương) - lại dồn lực vào vườn vải. Bởi, không chỉ chăm sóc để vải thiều sai trái, chị còn sửa sang cảnh quan khu vườn của mình thật đẹp chuẩn bị cho mùa đón khách du lịch mới.

Khu vườn vải này được vợ chồng chị Liêm dồn điền đổi thửa từ năm 2009. Ban đầu, vợ chồng chị mở rộng diện tích trồng vải thiều với mục đích trồng cây bán trái như các hộ dân khác trong vùng. 

Đến năm 2015, chị nhen nhóm ý định làm du lịch từ cây vải thiều. Từ đó, vợ chồng chị bắt đầu quy hoạch, tạo cảnh quan cho vườn. Vải được trồng thành theo hàng, giữa mỗi hàng cây là con kênh nước nhỏ có hoa sen, hoa súng... Lối vào vườn được bê tông hoá thuận tiện cho khách tham quan.

 Sau nhiều năm trồng vải hái trái bán, chị Liêm chuyển hướng làm du lịch trải nghiệm (Ảnh: Tâm An)

Năm 2018, huyện Thanh Hà công nhận tiểu khu du lịch sinh thái Đồng Mẩn - nơi có vườn vải của gia đình chị Liêm. Sau đó, vườn vải bắt đầu đón khách. Mục đích ban đầu chỉ là làm thử nghiệm nên vợ chồng chị cho khách vào tham quan miễn phí, không thu tiền. Vừa làm, chị vừa học hỏi kinh nghiệm.

“Mùa vải năm 2022, vườn chính thức mở cửa cho khách vào tham quan, trải nghiệm hái vải tươi ăn có thu phí”, chị nói. Theo đó, giá vé 30.000 đồng/người/lượt áp dụng cho khách chỉ vào vườn check-in chụp ảnh. Còn khách vào tham quan vườn, hái vải ăn tại chỗ giá vé là 50.000 đồng/người/lượt.

Chị Liêm cho biết, rất nhiều du khách tới vườn. Khách trong TP.HCM, Đà Nẵng, trong miền Tây hay các tỉnh phía Bắc... tới vườn theo đoàn rất nhiều. Đặc biệt là khách phía Nam, bởi trong đó không trồng được cây vải thiều nên họ thích tới tận vườn trải nghiệm, hái những trái vải tươi ngon thưởng thức luôn tại chỗ. 

Các đoàn đông đảo du khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Belarus,... cũng đến khu Đồng Mẩn, vào vườn tự tay thu hoạch trái vải. 

Vườn vải thiều để du khách vào tham quan, hái quả ăn tại chỗ (Ảnh: Tâm An)

Vào mùa vải thiều chín, những ngày cuối tuần số lượng khách lên tới 300-500 lượt. “Tôi thống kê không chính xác, nhưng tiền thu được từ khách du lịch vụ vải vừa qua đạt khoảng 300 triệu đồng, ước khoảng 7.000-8.000 lượt khách”, chị Liên tiết lộ. 

Theo chị, vụ tới, vườn vải chắc chắn sẽ sai quả hơn vì thời điểm này lộc non trên cây rất đẹp. Chị dự tính, du khách cũng sẽ tăng vì sau một năm làm du lịch trải nghiệm, hình ảnh vườn vải thiều được quảng bá rộng khắp, trái vải Thanh Hà cũng được nhiều người quan tâm hơn.

Ông Hoàng Văn Lượm ở thôn Thuý Lâm (Thanh Sơn, Thanh Hà) cũng thừa nhận, lượng khách đến tham quan cây vải thiều ngày càng tăng. Năm 2022, chỉ từ tháng 5 đến tháng 7, vườn vải thiều có cây vải tổ của gia đình ông đã đón hơn 30.000 lượt du khách nội địa và quốc tế. 

Còn những mùa khác trong năm, dù không phải chính vụ vải chín, vườn cây nhà ông vẫn đón vài chục khách du lịch mỗi ngày.

Khai mở “kho báu” mới

Thời gian tới, cùng với nâng cao chất lượng quả vải thiều, huyện sẽ đẩy mạnh mảng du lịch cho loại trái cây đặc sản này. Theo ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà, làm du lịch cây vải thiều không chỉ giúp người nông dân tăng thu nhập từ nguồn du khách mà đây còn là kênh quảng bá trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng. Khách trong nước và quốc tế hiểu được quy trình trồng và chăm sóc để có trái vải thiều ngon, đạt chất lượng sẽ như thế nào, từ đó sẽ tin dùng sản phẩm nhiều hơn.

 Chỉ 1,5 tháng mùa vải chín, vườn của chị Liên đón 7.000-8.000 khách nội địa và quốc tế (Ảnh: NVCC)

Với lợi thế của địa phương, huyện Thanh Hà đã xây dựng Đề án "Phát triển các điểm du lịch gắn với sinh thái sông Hương" giai đoạn 2021-2025. Trong đó, chú trong phát triển khu du lịch sinh thái gắn với cây đặc sản. Huyện tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về du lịch; đồng thời mời gọi các tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát đầu tư phát triển du lịch; khuyến khích phát triển hình thức du lịch cộng đồng, hình thành mô hình từng gia đình, từng người dân trực tiếp làm du lịch. 

Song song đó, huyện huy động tối đa nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái sông Hương, liên kết tổ chức các sự kiện nhằm thu hút khách du lịch, giới thiệu nông sản tiêu biểu của địa phương.

Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của đề án, từ năm 2021-2023, Thanh Hà sẽ tập trung đầu tư, khai thác khu miệt vườn Đồng Mẩn - Đồng Quao ở xã Thanh Khê; khu vực có cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm (Thanh Sơn) và khu sản xuất ổi VietGAP ở xã Liên Mạc.

Những năm gần đây, ngoài bán nông sản, du lịch tam nông được ví là “kho báu mới” của ngành nông nghiệp. Hướng làm nông nghiệp đa giá trị này giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

 Du lịch nông nghiệp là hướng đi mới giúp nông dân tăng thu nhập, quảng bá sản phẩm (Ảnh: NVCC)

Như Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nói: “Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, Mường Nhé, sản lượng lúa không thể bằng Đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL, nhưng kết hợp với giá trị từ thiên nhiên, thổ nhưỡng, văn hóa các dân tộc để thu hút khách du lịch thì lợi nhuận thu về gấp nhiều lần trồng lúa ở ĐBSCL”.

Theo ông, nhiều khi chúng ta chạy theo cái này mà bỏ cái kia. Nhiều khi chỉ nhìn vào một giá trị mà quên đi những giá trị còn lại nhưng biết đâu trong đó lại có cơ hội hơn. Làm nông nghiệp phải biết tích hợp giá trị.

Khi thăm vườn vải thiều ở Thanh Hà - cội nguồn tạo ra đặc sản gần chục nghìn tỷ đồng vang danh thế giới, Bộ trưởng Hoan dẫn 2 câu thơ: “Vải em là vải vườn nhà/ Em là con gái Thanh Hà xứ Đông”. Ông khẳng định vải thiều Thanh Hà nói riêng và nông sản Hải Dương nói chung tạo được sự lan tỏa nhất định, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bộ trưởng đề nghị Hải Dương phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Tỉnh cần có giải pháp tích hợp đa giá trị trong xây dựng thương hiệu nông sản. Trong đó, quan tâm việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm, ưu tiên những nông sản thế mạnh, thúc đẩy du lịch nông nghiệp để nâng cao giá trị của ngành

Bộ NN-PTNT cũng có chương trình hành động, cùng với tỉnh Hải Dương, đưa Thanh Hà trở thành vùng trọng điểm về trái vải thiều, thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu gắn với du lịch sinh thái.

Tâm An

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.