Ireland sẽ phải ‘làm thịt’ hơn 1 triệu con bò để giảm khí thải
Ireland phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp, nước này sẽ phải dùng đến các biện pháp quyết liệt để cứu hành tinh khỏi khí gas nguy hiểm.
Theo Guardian, để thực hiện cam kết giảm phát thải khí metan trong nước, Ireland sẽ phải giết mổ hơn 1,3 triệu gia súc.
Các nhà phân tích tại một công ty kiểm toán cho biết trong một nghiên cứu do Tạp chí Nông dân Ireland thực hiện, cần thiết phải giết bò để giảm tác động đến khí hậu.
Theo đó, các nhà phân tích ước tính rằng, nông nghiệp chiếm 35% lượng khí thải của Ireland - một con số cao so với mức trung bình của châu Âu là 11%. Đồng thời, hơn một nửa (60%) lượng khí thải của ngành là metan, một loại khí nhà kính nguy hiểm được thải ra từ phân và khi động vật nhai lại ợ hơi.
Ireland sẽ phải ‘làm thịt’ hơn 1 triệu con bò để cứu hành tinh. (Ảnh: Globallookpress) |
Mới đây, Ireland đã tham gia cam kết toàn cầu giảm phát thải khí metan xuống 30% vào năm 2030 so với mức năm 2020. Chính phủ nước này cũng đã cam kết cắt giảm 50% mức độ ô nhiễm carbon dioxide vào năm 2030 và sẽ đưa ra chiến lược khử carbon vào ngày 4/11.
Nếu không giải quyết được khí metan thì sẽ không đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris là không để nhiệt độ Trái đất tăng vượt mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp và tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Việc cắt giảm 30% khí metan sẽ do các bên ký kết cùng đạt được và bao gồm tất cả các lĩnh vực. Các nguồn phát thải khí metan chính bao gồm cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ, các mỏ than cũ, nông nghiệp và các bãi rác.
Các nhà phân tích của KPMG đã xem xét một số kịch bản có thể xảy ra và dự đoán rằng nền kinh tế Ireland sẽ mất 4 tỉ euro và 56 nghìn việc làm nếu các nhà chức trách chọn mục tiêu giảm phát thải 30% cho ngành nông nghiệp.
Để đạt được mục tiêu này, nhà chức trách sẽ phải loại bỏ 20% gia súc, 22% đàn bò thịt và 18% đàn bò sữa.
Theo số liệu chính thức của Cục Thống kê Trung ương của Ireland, tỉ lệ cắt giảm này tương đương với cắt giảm 1,3 triệu con gia súc trong đàn gia súc có 6,5 triệu con trong nước này.
Trong khi đó, mục tiêu thấp hơn là cắt giảm 21% lượng khí thải carbon trong lĩnh vực nông nghiệp có nghĩa là giảm khoảng 5% đàn gia súc, tương đương cắt giảm 325.000 con gia súc.
Trước đó, các nhà chức trách Australia đã từ chối giảm phát thải khí metan và đưa chúng vào chiến lược khử cacbon quốc gia. Các quan chức coi việc cắt giảm lượng khí thải gây nguy hiểm cho nền kinh tế của đất nước và giết mổ bò là biện pháp cuối cùng để ngăn chặn thảm họa.
Theo tính toán từ Viện Tài nguyên thế giới, khoảng 9,8 tỉ người sẽ sống trên hành tinh vào năm 2050, so với 7 tỉ người vào năm 2010. Nhu cầu thực phẩm được dự báo sẽ vượt xa mức tăng dân số, tăng hơn 50% do thu nhập của người dân ở các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng.
Trong đó, nhu cầu thịt và sữa dự kiến sẽ tăng nhanh hơn, gần 70%. Nhu cầu toàn cầu sử dụng thịt từ động vật nhai lại, bao gồm thịt bò, cừu và dê, dự kiến sẽ còn cao hơn, ở mức 88%.
Đức đánh giá triển vọng ra mắt Nord Stream 2 vào cuối năm 2021
Người đứng đầu Ủy ban Hạ viện về Kinh tế và Năng lượng Đức Klaus Ernst chia sẻ với Izvestia, Berlin khó có thể bắt đầu nhận nhiên liệu thông qua các đường ống của Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) cho đến cuối năm 2021.
Thanh Bình (lược dịch)