Hướng đến hình thành hệ sinh thái tài chính số thúc đẩy kinh tế số

Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, ngành Tài chính đang nỗ lực ứng dụng công nghệ, hướng đến hình thành hệ sinh thái tài chính số, thúc đẩy kinh tế số.

Đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp

Bộ Tài chính đi tiên phong trong khối các bộ, ngành về chuyển đổi số. Ảnh Xuân Bách

Từ năm 2018, Bộ Tài chính là bộ đầu tiên trong 22 bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành văn bản định hướng về nghiên cứu, triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0.

Đến nay, hoạt động ứng dụng công nghệ của Bộ Tài chính và ngành Tài chính đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Điển hình như, trong lĩnh vực thuế, hệ thống hóa đơn điện tử, ứng dụng thuế điện tử Etax-Mobile đã được triển khai trên toàn quốc. Hơn 99% doanh nghiệp trên toàn quốc đã sử dụng dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử. Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử của ngành Thuế sẽ được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, hình thành dữ liệu về thuế và góp phần thúc đẩy phát triển Chính phủ số.

Cùng với đó, ngành Thuế đã triển khai Cổng thông tin điện tử dành riêng cho nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế, tạo thuận lợi, bình đẳng, minh bạch trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế theo xu hướng quản lý thuế quốc tế. Sắp tới, ngành Thuế sẽ tiếp tục đưa Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử tiếp nhận thông tin từ các sàn thương mại điện tử trong nước vào hoạt động.

Trong lĩnh vực hải quan, 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% cục hải quan, chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia. Việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan được thực hiện với mức độ tự động hóa rất cao, thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan chỉ từ 1 - 3 giây, giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu được khơi thông, mang lại hiệu quả lớn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Ngành Hải quan cũng đã xây dựng Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, nhằm cải cách việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, giảm thiểu gánh nặng không cần thiết cho doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực kho bạc, Kho bạc Nhà nước đã cơ bản hoàn thành xây dựng kho bạc điện tử với hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 kết nối đến 100% các đơn vị sử dụng ngân sách được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Tỷ lệ giao dịch của các khoản chi ngân sách nhà nước thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến đạt trên 99,6%...

Có thể thấy, với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, ngành Tài chính đã nỗ lực ứng dụng công nghệ, góp phần thúc đẩy kinh tế số.

Chuyển đổi số đã giúp ngành Tài chính nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý tài chính - ngân sách quốc gia, cải cách hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp…

Ngành Tài chính đang hướng tới hiện đại hóa toàn diện. Ảnh: Xuân Bách

Hướng tới nền tài chính số

Ngày 27/7/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 1484/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Một trong những mục tiêu đáng chú ý trong Kế hoạch này là trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ xây dựng tài chính điện tử, tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở, hệ sinh thái tài chính số đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin toàn diện. 

Tới năm 2030, phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh với 4 lĩnh vực trọng tâm gồm: Quản lý thuế chặt chẽ, tránh trục lợi thuế và cung cấp tiện ích tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp; Hải quan thông minh; Kho bạc số 3 “không” (không khách hàng giao dịch, không tiền mặt, không giấy tờ); Chuyển đổi số mạnh mẽ thị trường chứng khoán.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nói riêng.

Xuân Bách

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !